Đắk Nông: Tìm hướng đầu tư, phát huy giá trị Công viên địa chất toàn cầu UNESCO
Công ty Điện lực Đắk Nông chung tay vì cộng đồng trong dịch bệnh Covid-19 / Đắk Nông: Ngành điện nói gì khi dân than phiền tiền điện tăng cao?
Bí thư Tỉnh uỷ Đắk Nông Lê Diễn vừa chủ trì chủ trì cuộc họp để nghe báo cáo về tình hình đầu tư và phương hướng bảo tồn, phát huy giá trị của Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Núi lửa Băng Mo có niên đại từ 200.000 - 600.000 năm, nằm ở thị trấn Ea T'Linh, huyện Cư Jút, một thành tố của Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông (Ảnh: BQL Công viên Địa chất Đắk Nông).
Theo UBND tỉnh Đắk Nông, sau nhiều năm xây dựng và phát triển, đến nay Công viên địa chất toàn cầu Đắk Nông đã chính thức được UNESCO công nhận, thực sự là bước ngoặt quan trọng đối với ngành du lịch của tỉnh. Tuy nhiên, đòi hỏi cả hệ thống chính trị cần tập trung xây dựng hơn nữa để xứng tầm với danh hiệu.
Thời gian qua, trong quá trình triển khai xây dựng, vận hành, Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông đang gặp nhiều hạn chế, như: Các địa phương khá thờ ơ, chưa nắm rõ các điểm đến trong vùng Công viên địa chất thuộc địa phương quản lý và chưa có sự vào cuộc quyết liệt trong quản lý, xây dựng, vận hành các điểm di sản. Các điểm di sản mới chỉ đáp ứng cho cuộc thẩm định chính thức của UNESCO và đến nay đã bị hư hỏng, xuống cấp…
Bên cạnh đó, mặc dù đã xây dựng được 3 tuyến du lịch gồm 44 điểm di sản, nhưng vẫn chưa xây dựng được đội ngũ hướng dẫn viên. Việc thành lập bộ máy và mô hình quản lý Công viên địa chất chưa được thống nhất từ Trung ương đến địa phương, nên việc thành lập Ban quản lý trực thuộc UBND tỉnh với bộ máy đủ mạnh để điều hành còn gặp nhiều khó khăn…
Đặc biệt, tỉnh chưa quy hoạch sử dụng đất, nên gặp khó trong việc đầu tư, nâng cấp, mở rộng dịch vụ du lịch; cơ chế phối hợp từ cấp tỉnh đến cơ sở còn nhiều bất cập.
Tại cuộc họp, các đại biểu đã đóng góp các ý kiến, như: Các biện pháp phát triển, bảo tồn di sản vùng công viên địa chất, thành lập Ban quản lý Công viên địa chất toàn cầu UNESCO, kinh phí hoạt động, tên gọi…
Phát biểu kết luận cuộc họp, Bí thư Tỉnh uỷ Đắk Nông Lê Diễn, nhận định, việc UNESCO công nhận Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông có ý nghĩa to lớn, khẳng định tiềm năng, lợi thế và tạo nền tảng cho định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh một cách bền vững, toàn diện.
Do đó, tỉnh thống nhất tên gọi chung là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông. Các địa phương cần đặc biệt quan tâm, xây dựng kế hoạch tuyên truyền, quảng bá về Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông.
Bí thư Tỉnh uỷ Đắk Nông khẳng định, việc xây dựng và phát triển Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông phải dựa trên nguyên tắc Nhà nước kết hợp với doanh nghiệp, cộng đồng dân cư; trong đó Nhà nước có vai trò định hướng, Nhân dân đồng lòng, xã hội cùng chung tay, góp sức xây dựng, khai thác một cách hiệu quả. Tất cả các các tiêu chí xây dựng, phát triển Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông phải được gắn với kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của các địa phương.
“Việc đầu tư các điểm du lịch phải bảo đảm tôn trọng tự nhiên, thể hiện được tính đặc trưng, bền vững, an toàn và đạt được giá trị kinh tế”, Bí thư Tỉnh uỷ Đắk Nông Lê Diễn, nhấn mạnh.
Được biết, sau 5 năm hình thành và phát triển, Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông vừa ghi nhận dấu mốc đáng nhớ khi trở thành công viên thứ 3 của Việt Nam gia nhập Mạng lưới công viên địa chất toàn cầu UNESCO.
Điều này không chỉ tạo lợi thế để quảng bá hình ảnh Việt Nam nói chung và Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông nói riêng ra quốc tế, lưu giữ được những giá trị về địa chất, đa dạng sinh học và nền văn hóa đa dạng của 40 dân tộc trên địa bàn tỉnh, mà còn tạo đòn bẩy lớn cho ngành du lịch của tỉnh Đắk Nông phát triển.
Nhìn lại quá trình chuẩn bị để có được danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu Đắk Nông, có thể thấy đây là một hướng đi có chủ đích và chiến lược rõ ràng ngay từ đầu.
Kể từ năm 2014, sau những công bố phát hiện về hệ thống hang động núi lửa khu vực Krông Nô của các nhà khoa học Nhật Bản, chính quyền địa phương đã quyết tâm xây dựng Đắk Nông theo mô hình và định hướng tham gia Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu.
Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông có diện tích hơn 4.700km, bao trùm trên 6 huyện, thành phố của tỉnh là Krông Nô, Cư Jut, Đăk Mil, Đăk Song, Đăk Glong và Gia Nghĩa.
Ngày 7/7/2020 vừa qua, Ủy ban chương trình và quan hệ quốc tế Hội đồng chấp hành UNESCO lần thứ 209 đã thông qua quyết định của Hội đồng Công viên địa chất toàn cầu, công nhận công viên địa chất Đắk Nông là Công viên địa chất toàn cầu.
Bằng công nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông dự kiến được trao tại Hội nghị quốc tế về Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO lần thứ 9, diễn ra từ ngày 15-20/9/2020 ở Công viên địa chất toàn cầu Jeju, Hàn Quốc, nhưng vì dịch Covid-19, đã phải hoãn lại đến ngày 9/9/2021.
Trước Công viên địa chất toàn cầu Đắk Nông, Việt Nam đã có 2 công viên khác được UNESCO trao danh hiệu này là: Cao nguyên đá Đồng Văn (năm 2010) và non nước Cao Bằng (2018). Tới nay, toàn thế giới có 161 Công viên địa chất toàn cầu tại 44 quốc gia.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Sóc Trăng có tân giám đốc công an tỉnh
Đẩy mạnh hợp tác trong cộng đồng Pháp ngữ phát triển nông nghiệp bền vững
Đà Nẵng: Phẫu thuật laser bóc u tuyến tiền liệt nặng 120g cho cụ ông 95 tuổi
Đường hoa xuân Menas Mall 2025: Hành trình gắn kết, khơi nguồn thịnh vượng
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đối thoại với WEF về đổi mới sáng tạo
Bên lề WEF Davos 55: Đầu tư công nghệ cao tại Việt Nam - Cất cánh trong kỷ nguyên thông minh