Đề nghị không quy định riêng về điều kiện thường trú tại Hà Nội
Điều kiện đăng ký thường trú: Phạm vi quá rộng / Ân tình phóng viên thường trú
Phát biểu về nội dung này, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an, nêu rõ: Theo Hiến pháp, công dân Việt Nam có quyền cư trú bất kể ở đâu có chỗ ở hợp pháp, đây là điều cơ bản nhất phải thực hiện. Không có biện pháp gì ngăn cấm họ được về cư trú, kể cả Thủ đô. Trước đây, ta vận dụng, coi đây là một biện pháp hành chính để hạn chế việc người dân tập trung về Thủ đô, tập trung về các thành phố trực thuộc Trung ương. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, những giải pháp, biện pháp này cũng không mang lại hiệu quả.
Theo Bộ trưởng Tô Lâm, số người chưa được đăng ký thường trú nhưng vẫn tạm trú tại Hà Nội lên tới hàng triệu người. Bởi vậy, riêng với Hà Nội thì nếu hạn chế có thể bằng những biện pháp khác, tốc độ đô thị hóa phát triển ngày một cao lên để phục vụ cho yêu cầu đó.
Phó chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ đề nghị phân tích làm rõ thêm, đặc biệt là tính thống nhất với Luật Thủ đô, về vấn đề này. “Vấn đề tăng dân số cơ học của các thành phố lớn cũng cần phải có tổng kết, đánh giá kỹ làm cơ sở cho việc xây dựng luật”, Phó chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ nói.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chọn phương án không quy định về điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương. “Theo tôi cứ công bằng như các địa phương, thành phố lớn, nhỏ thì một thủ tục thôi, làm gì mấy thành phố lớn có thủ tục riêng cho người công dân. Nếu chúng ta bỏ quy định riêng về điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương thì sẽ đảm bảo tốt hơn quyền tự do cư trú của công dân theo quy định của Hiến pháp”, Chủ tịch Quốc hội nói.
Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội lưu ý, khi bỏ quy định này cần phải đánh giá kỹ hơn tác động, bởi đung slà các thành phố lớn thu hút số dân nhập cư rất nhiều.
Kết luận nội dung này, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nói, việc bỏ quy định điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương được Ủy ban Thường vụ Quốc hội rất quan tâm và tán thành với đề nghị của Chính phủ là bỏ quy định này.
Tuy nhiên, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu lưu ý, dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi) có nêu bỏ Khoản 3, Khoản 4, Điều 19 Luật Thủ đô. Đây là những quy định đặc thù liên quan đến việc đăng ký thường trú tại Thủ đô Hà Nội.
Dự thảo luật Cư trú (sửa đổi) không đề cập tới Khoản 1, Khoản 2 Điều 19 Luật Thủ đô. Khoản 1 quy định rằng, dân cư trên địa bàn Thủ đô được quản lý với quy mô, mật độ, cơ cấu theo quy hoạch chung xây dựng Thủ đô. Khoản 2 quy định Hội đồng nhân dân thành phố ban hành chính sách có chủ trương để hạn chế tình trạng di dân tự phát vào nội thành Thủ đô.
“Chỗ này vừa bảo đảm quyền tự do cư trú theo quy định pháp luật của công dân, nhưng đồng thời cũng phải bảo đảm sự phù hợp với hạ tầng kinh tế-xã hội, điều kiện quản lý an ninh trật tự. Vì vậy, đề nghị cơ quan soạn thảo tổng kết kỹ hơn, lấy ý kiến thêm của các cơ quan, địa phương này và có đánh giá tác động chính sách”, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nói.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Dự báo thời tiết ngày mai 8/11 trên cả nước: Hà Nội chuyển rét, có nơi 19 độ, TP Hồ Chí Minh xuất hiện mưa rào
Bộ Y tế: Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nào thừa i-ốt
PC Đà Nẵng: Xử lý kịp thời các trường hợp sản lượng điện tăng bất thường
Đà Nẵng: Cấm một số loại ô tô trên Quốc lộ 1 giờ cao điểm
Nhiều hoạt động mới lạ, hấp dẫn tại Festival Hoa Đà Lạt năm 2024