Đề xuất hỗ trợ lực lượng chống buôn lậu thuốc lá
Thừa Thiên - Huế: Xe Audi lao xuống vực, tài xế may mắn thoát chết / PCT Thường trực VINASME, đồng chí Tô Hoài Nam: doanhnghiepvn.vn phải tiên phong hỗ trợ DN
Hiệp hội thuốc lá Việt Nam cho biết, trong 30 năm qua, thực hiện Chỉ thị 30/CT-TTg của Thủ tường Chính phủ, Hiệp hội đã tích cực phối hợp với các lực lượng chức năng, các cơ quan truyền thông trong công tác tăng cường đấu tranh phòng, chống buôn lậu thuốc lá. Thị phần thuốc lá lậu đã giảm từ 25% xuống khoảng 17,8%. Nâng cao nhận thức của người dân không tham gia, không tiếp tay cho buôn lậu.
Theo số liệu thống kê Hiệp hội, lượng thuốc lá nhập lậu vào thị trường Việt Nam khoảng 700 triệu bao, chiếm khoảng 18% thị phần sản lượng thuốc lá tiêu thụ trong nước. Trong khi đó, trong 6 năm từ 2013 – 2018, các ngành chức năng đã bắt gần 84.000 vụ, với hơn 52 triệu gói thuốc lá nhập lậu các loai, chỉ bằng khoảng 1% tổng số thuốc lá nhập lậu.
Nguyên nhân lớn nhất đó là thuốc lá nhập lậu được bày bán công khai trên hệ thống giống như hàng hóa hợp pháp. Trong khi đó, công tác chống buôn lậu ở các vùng biên giới đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Vì vậy giải pháp cơ bản của công tác phòng chống buôn lậu thuốc lá là phải đồng bộ, bao gồm cả chống nguồn cung từ buôn lậu ở các vùng biên giới và chống nguồn cầu từ việc bày bán công khai thuốc lá nhập lậu trên thị trường để người tiêu dùng muốn mua cũng gặp khó khăn, từ đó phải từ bỏ tiêu dùng thuốc lá nhập lậu.
Tại Đại hội Hiệp hội thuốc lá Việt Nam lần thứ VII tổ chức ngày 19/6, các hội viên đã đề xuất các cơ quan liên quan có thẩm quyền một số kiến nghị. Cụ thể là: Sửa đổi, bổ sung Nghị định 67/2013 /NĐ-CP cho phù hợp với hoạt động của ngành. Theo đó, bỏ các quy định về quản lý năng lực máy móc thiết bị, vừa thực hiện mục tiêu kiểm soát việc tiêu thụ thuốc lá, vừa tiết kiệm được nguồn nhân lực của các doanh nghiệp; kiến nghị giao Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá cho Bộ Tài chính quản lý, điều phối theo chức năng nhiệm vụ và trích 50% Quỹ này để hỗ trợ cho các lực lượng chức năng trực tiếp đấu tranh chống buôn lậu; quan tâm quản lý chặt chẽ hơn hoạt động mua bán nguyên liệu thuốc lá tại các địa phương có vùng trồng, tăng cường công tác hậu kiểm theo quy định.
3 kiến nghị khác cũng đã được Hiệp hội đề xuất, đó là:
Thứ nhất, hiện nay thuốc lá lậu đang được bày bán công khai từ các chợ đầu mối đến các tủ bán lẻ; người tiêu dùng dễ dàng mua được thuốc lá lậu ở tất cả mọi nơi, trong khi công tác tuyên truyền về những hệ lụy của vấn nạn buôn lậu thuốc lá lại còn rất nhiều hạn chế, không được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục. Mục tiêu cơ bản và then chốt là phải hạn chế tối đa, không cho thuốc lá lậu dễ dàng tiếp cận được với người tiêu dùng.
Vì vậy Hiệp hội kiến nghị Chính phủ, Bộ Công thương chỉ đạo các lực lượng chức năng trên địa bàn tích cực rà soát, kiểm tra các tụ điểm, đầu nậu buôn bán, tàng trữ thuốc lá nhập lậu; Đặc biệt thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra việc bày, bán thuốc lá nhập lậu tại các tủ, quầy, cửa hàng, nhà hàng, khách sạn để kịp thời phát hiện, kiên quyết xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm cũng như tăng cường việc tuyên truyền để nâng cao tính răn đe.
Thứ hai, tuyên truyền sâu rộng trong toàn xã hội bài trừ thuốc lá nhập lậu.Các cơ quan, ban ngành trung ương và địa phương cần nêu gương,yêu cầu cán bộ, Đảng viên, người lao động làm việc trong bộ máy hành chính nhà nước và doanh nghiệp không được hút thuốc lá nhập lậu.
Thứ ba, kiến nghị Chính phủ và các Bộ ngành liên quan trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá theo hướng quy định Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá có nhiệm vụ hỗ trợ cho các lực lượng chức năng (công an, biên phòng, hải quan và QLTT) trong công tác đấu tranh phòng chống thuốc lá nhập lậu; hỗ trợ kinh phí, trang thiết bị, phương tiện, biên chế cho các lực lượng trực tiếp thi hành công tác chống buôn lậu thuốc lá.
End of content
Không có tin nào tiếp theo