Tin tức - Sự kiện

Đồng bằng sông Cửu Long: Tận dụng "thời gian vàng” để khoanh vùng, dập dịch

DNVN - Đồng bằng sông Cửu Long đang bước vào tuần lễ cuối thực hiện giãn cách, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu các tỉnh, thành tận dụng "thời gian vàng" giãn cách để khoanh vùng, dập dịch. Đồng thời mong muốn miền Tây hình thành nên “vùng xanh” vững chắc an toàn, có như vậy thì sản xuất, đời sống người dân mới quay lại nhịp sống bình thường.

Bộ Y tế đề nghị TP Hồ Chí Minh khẳng định việc mua 5 triệu liều vaccine COVID-19 Moderna trước 15/8 / Tuyển người tiêm thử nghiệm vaccine COVID-19 đầu tiên của Việt Nam sản xuất theo công nghệ Mỹ

Tính đến hết ngày 10/8, các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có hơn 24.000 ca mắc COVID-19. Trong đó có hơn 400 ca tử vong và gần 9.000 ca đã được chữa khỏi. Bước vào tuần lễ “vàng”, nhiều địa phương đã lên các phương án như test nhanh trong cộng đồng, mở các chiến dịch tiêm vaccine nhằm miễn dịch cộng động, cũng như bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng, mục tiêu đến ngày 17/8 sẽ bước vào trạng thái bình thường mới.

Tính đến 18h ngày 10/8, Cần Thơ có 2.488 ca mắc COVID-19, hiện thành phố bắt đầu triển khai song song hai chiến dịch “Xét nghiệm nhanh tại cộng đồng” và “Tiêm vaccine cho gần 1 triệu dân”, nhằm hướng đến mục tiêu bóc tách F0, miễn dịch cộng đồng.

Cần Thơ mở chiến dịch "Xét nghiệm nhanh COVID-19" tại cộng đồng.

a

Cần Thơ thực hiện cùng lúc 2 chiến dịch "Xét nghiệm nhanh COVID-19" và "Tiêm vaccine cho toàn dân".

Theo quan điểm Lãnh đạo Cần Thơ, trong thời gian tới, dự báo tình hình dịch bệnh vẫn còn nhiều phức tạp; thành phố yêu cầu trong "thời gian vàng" của những ngày giãn cách còn lại phải tập trung tổng lực xét nghiệm để tách F0 ra khỏi cộng đồng. Đồng thời, khẩn trương tổ chức tiêm chủng vaccine phòng dịch COVID-19 cho người dân. Ngay lúc này, điều quan trọng nhất và cần nhất ở mỗi công dân thành phố là: bình tĩnh, sáng suốt, không hoang mang, nhưng tuyệt đối không lơ là, chủ quan trước dịch bệnh. Mỗi người hãy ở yên tại chỗ, tuyệt đối không ra khỏi nhà nếu không thật sự cần thiết, chấp hành và thực hiện nghiêm Chỉ thị số 16 góp phần đưa thành phố và cả nước sớm trở lại trạng thái bình thường mới.

Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long Lữ Quang Ngời đánh giá: “Với việc huy động tổng lực các lực lượng trong truy vết, xét nghiệm, khoanh vùng, cách ly, mở rộng “vùng xanh”, tỉnh tách được rất nhiều F0 ra khỏi cộng đồng để cách ly và điều trị. Tuy số ca nhiễm của Vĩnh Long những ngày qua tiếp tục tăng, song, tỉnh đang kiểm soát dịch đúng hướng, đã xác định khoanh vùng, phong tỏa phù hợp, đồng thời tiến hành truy vết, xét nghiệm đúng khu vực, đúng đối tượng”.

Đến sáng 10/8, tỉnh Vĩnh Long đã triển khai tiêm cho 47.310 người, cộng dồn đã có 192.561 người được tiêm ngừa COVID-19. Trong đó, số người đã tiêm mũi 1 là 167.537, tiêm mũi 2 là 25.204 người.

Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long Lữ Quang Ngời đánh giá: “Với việc huy động tổng lực các lực lượng trong truy vết, xét nghiệm, khoanh vùng, cách ly, mở rộng “vùng xanh”, tỉnh tách được rất nhiều F0 ra khỏi cộng đồng để cách ly và điều trị.

Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long Lữ Quang Ngời đánh giá: “Với việc huy động tổng lực các lực lượng trong truy vết, xét nghiệm, khoanh vùng, cách ly, mở rộng “vùng xanh”, tỉnh tách được rất nhiều F0 ra khỏi cộng đồng để cách ly và điều trị.

Trong nỗ lực tiêm vaccine của tuần này, Trà Vinh và Hậu Giang, là một trong những địa phương có tốc độ tiêm vaccine phòng COVID-19 chậm so các nơi khác, theo như thông tin công bố của Bộ Y tế.

Lý giải việc tỉnh bị Bộ Y tế nhắc nhở về tiến độ tiêm vaccine, ông Lê Văn Hẳn- Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh cho rằng tiêm chậm là do tỉnh có hạn chế trong khâu nhập liệu.

“Khi có vaccine tỉnh chủ động lập kế hoạch lên phương án nhanh chóng tiêm cho người dân. Trên địa bàn có tổng cộng 136 tổ tiêm, tuy nhiên do có hạn chế trong công nghệ thông tin nên khâu nhập liệu sau tiêm lên hệ thống quốc gia chậm. Tỉnh cũng đã chỉ đạo các đơn vị tăng cường, huy động mọi lực tham gia, hiện người dân Trà Vinh cũng đang rất mong mỏi được tiêm vaccine”, ông Lê Văn Hẳn lý giải.

Theo ông Lê Văn Hẳn, từ ngày 9/8 tỉnh bắt đầu triển khai tiêm tổng số hơn 32.000 liều vaccine gồm 27.000 liều Astrazeneca và 5.000 liều Pfizer được phân bổ. Đến nay đã tiêm được khoảng 50% số liều, số còn lại sẽ tiêm dứt điểm vào 13/8 (thời hạn của Bộ Y tế là 15/8).

Còn theo Bác sĩ Nguyễn Thanh Tùng- Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hậu Giang, tỉnh đã nhận được 87.020 liều vaccine, triển khai tiêm cho hơn 48.000 người, đạt trên 55%. Riêng ngày 9/8, tỉnh đã tiêm được khoảng 7.350 liều.

“Để tiêm vaccine cho doanh nghiệp chúng tôi phải đưa lực lượng xuống tận nơi để tiêm. Đối với việc tiêm vaccine ngoài dân, còn nhiều người không đi theo giờ mời tiêm nên có một số điểm tập trung quá đông. Hiện chúng tôi còn thiếu tủ bảo quản, phương tiện vận chuyển vaccine, nguồn nhân lực còn hạn chế…” Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hậu Giang cho biết.

Long An được cấp 1 xe chuyên dụng tiêm vắc-xin lưu động. Xe được bố trí bàn ghế để tiêm phòng ngay trên xe, hạn chế tập trung đông người.

Long An được cấp 1 xe chuyên dụng tiêm vaccine lưu động.

Là tỉnh dẫn đầu về số ca mắc COVID-19 tại ĐBSCL, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Nguyễn Văn Được cho rằng, hiện nay, cần linh hoạt trong xây dựng các biện pháp chống dịch, giai đoạn này, phải thực hiện cả “3 mũi giáp công” với chiến lược khống chế, xanh hóa “vùng đỏ”, cũng là để giữ xanh “vùng xanh”. Trong đó, mũi giáp công thứ 1 là xét nghiệm, khoanh vùng, truy vết để tách F0 ra khỏi cộng đồng; mũi 2 là tập trung tiêm vaccine cho vùng đỏ và kế đến là vùng xanh; mũi giáp công thứ 3 là thực hiện nghiêm Chỉ thị 16, kiểm soát chặt việc đi lại của người dân để bảo vệ thành quả của mũi giáp công đầu tiên. Đồng thời, phải đặc biệt kiểm soát hoạt động, quy trình phòng chống dịch của các doanh nghiệp “3 tại chỗ”.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 ở các tỉnh ĐBSCL nói chung và TP Cần Thơ nói riêng, với tinh thần cùng cả nước chung tay đẩy lùi dịch, ngày 8/8, hơn 1000 sinh viên của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ lên đường tham gia chiến dịch "Cần Thơ Xanh", lấy mẫu và xét nghiệm nhanh COVID-19 cho toàn bộ người dân thuộc địa bàn TP Cần Thơ và hỗ trợ cho bệnh viện dã chiến số 2.

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Trung Kiên- Hiệu trưởng Trường Đại học Y Dược Cần Thơ cho rằng, đây là một hoạt động thiết thực nhằm giúp chúng ta có cái nhìn rõ hơn về các hoạt động phòng chống dịch COVID-19, là một trải nghiệm thực tiễn quý giá về sứ mạng của những người chiến sĩ áo trắng.

Hơn 1000 sinh viên Trường Đại học Y Dược Cần Thơ ra quân tham gia lấy mẫu và xét nghiệm nhanh Covid-19 tại cộng đồng trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

Hơn 1000 sinh viên Trường Đại học Y Dược Cần Thơ ra quân tham gia lấy mẫu, xét nghiệm nhanh COVID-19 tại cộng đồng trên địa bàn TP Cần Thơ.

Tại buổi làm việc với lãnh đạo các tỉnh ĐBSCL vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 yêu cầu các địa phương mạnh dạn, kết hợp xét nghiệm nhanh, xét nghiệm RT-PCR mẫu gộp để tăng tần suất rà soát, sàng lọc diện rộng, dập dịch dứt điểm trước khi kết thúc thời gian thực hiện giãn cách xã hội.

Qua chuyến công tác vừa qua, Phó Thủ tướng yêu cầu các tỉnh, thành tận dụng "thời gian vàng" giãn cách để khoanh vùng, dập dịch. Đồng thời mong muốn miền Tây hình thành nên “vùng xanh” vững chắc an toàn, có như vậy thì sản xuất, đời sống người dân mới quay lại nhịp sống bình thường.

Thái Cường
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm