Dự án cao tốc Cao Lãnh - An Hữu bắt đầu động thổ thành phần 2
Tiền Giang: Khởi tố vụ án vi phạm quy định về đấu thầu liên quan đến Việt Á / Tiền Giang: Quay thưởng Chương trình "Hóa đơn may mắn" nhằm khuyến khích sử dụng hóa đơn điện tử
Dự án thành phần 2 thuộc dự án xây dựng đường cao tốc Cao Lãnh - An Hữu, giai đoạn 1 được Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Tiền Giang tổ chức nghi thức động thổ vào ngày 12/8.
Nghi thức động thổ thành phần 2 của dự an cao tốc Cao Lãnh - An Hữu.
Cao tốc Cao Lãnh - An Hữu là tuyến đường song hành với quốc lộ 30, từ Tiền Giang đi Đồng Tháp, di chuyển sẽ ngắn hơn, tốc độ nhanh hơn. Dự án này khi hoàn thành sẽ giải quyết những vấn đề về giao thông trong phát triển kinh tế, thu hút đầu tư của địa phương.
Cao tốc Cao Lãnh - An Hữu với tổng mức đầu tư khoảng 7.400 tỷ đồng, đi qua địa bàn tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Tiền Giang. Trong đó, dự án thành phần 1 sơ bộ tổng mức đầu tư 3.640 tỷ đồng đã được khởi công vào tháng 6/2023, do UBND tỉnh Đồng Tháp làm cơ quan chủ quản và có chiều dài khoảng 16 km.
Cụ thể, cao tốc Cao Lãnh - An Hữu thành phần 1 có 19 công trình cầu; các nút giao; đường gom, đường hoàn trả; hệ thống thoát nước; các công trình khác như hệ thống an toàn giao thông, hàng rào, điện chiếu sáng, gia cố mái taluy… Bước vào giai đoạn hoàn chỉnh, cao tốc Cao Lãnh - An Hữu đạt tiêu chuẩn đường cao tốc 4 làn xe, vận tốc thiết kế 100km/h, bề rộng nền đường gần 25m. Trong giai đoạn 1, phân kỳ đầu tư quy mô 4 làn xe hạn chế, với bề rộng nền đường 17m, vận tốc khai thác 80km/h.
Còn về thành phần 2 (Km 16+000 - Km 27+430) chiều dài khoảng 11,43km thuộc tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Tiền Giang, tổng mức đầu tư hơn 3.800 tỷ đồng, do UBND tỉnh Tiền Giang làm cơ quan chủ quản thực hiện.
Điểm đầu của cao tốc Cao Lãnh - An Hữu giao với tuyến cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Điểm cuối giao với tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, thuộc huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.
Được biết, tuyến cao tốc Cao Lãnh - An Hữu thuộc chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Dự án góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu phát triển hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại theo Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Đồng thời, đối với tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang đây là tuyến đường quan trọng trong mạng lưới giao thông của tỉnh và cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Qua đó, hình thành kết cấu hạ tầng giao thông chiến lược liên vùng, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của cả khu vực.
Nghi thức động thổ thành phần 2 cao tốc Cao Lãnh - An Hữu.
Giai đoạn 1 của dự án cao tốc Cao Lãnh - An Hữu thực hiện từ năm 2022 - 2027. Trong đó, giai đoạn 2021-2025, ngành giao thông cùng các địa phương hoàn thành cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ và cầu Mỹ Thuận 2, hoàn thành cơ bản cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng. Khởi công cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh… Đến năm 2025, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ có khoảng 460km đường bộ cao tốc, nâng tổng số lên khoảng 550km cao tốc trong vùng.
Đến giai đoạn 2026-2030 tiếp tục hoàn thành khoảng 637km cao tốc gồm: cầu Cần Thơ 2 và đường dẫn 2 đầu cầu dài 15km, đoạn Chơn Thành - Đức Hòa (qua Long An dài 21km), đoạn Đức Hòa - Mỹ An dài 74km, đoạn Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu dài 212km, đoạn An Hữu - Trà Vinh dài 90km, đoạn Trà Vinh - Hồng Ngự dài 68km… ước tính nhu cầu vốn trên 200.000 tỉ đồng.
Mặc khác, cần nỗ lực đến năm 2050 để vùng Đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 1.180km đường cao tốc. Mục tiêu trước mắt đến năm 2030 là có khoảng 760km, sau đó tiếp tục đầu tư thêm khoảng 420km cho những năm kế tiếp.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hàng nghìn người lao động công ty Chang Shin Việt Nam bắt đầu du lịch Đà Lạt
Những cú sốc liên tiếp làm châu Á - Thái Bình Dương chệch hướng phát triển
Việt Nam thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài nhờ tính ổn định
Thời tiết đêm 7/9: Nhiều vùng biển có gió giật cấp 16; biển động dữ dội
Tâm bão số 3 trên đất liền Quảng Ninh - Hải Phòng có gió giật cấp 15; dự báo chiều tối 8/9 bão tan dần
4 người chết, 78 người bị thương do bão số 3