Gần 10 tỷ USD cam kết hỗ trợ và đầu tư vào vùng đồng bằng sông Hồng
Để ô tô quá hạn đăng kiểm bao lâu thì bị phạt? / Nhu cầu tuyển dụng ở các nhà máy tại ĐBSCL tăng mạnh
Gần 10 tỷ USD là số vốn được các đối tác phát triển, các nhà đầu tư cam kết hỗ trợ và rót vốn vào vùng đồng bằng sông Hồngtrong khuôn khổ Hội nghị triển khai chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 30 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Hồng và Xúc tiến đầu tư Vùng. Hội nghị diễn ra vào sáng qua (12/2), dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Tập đoàn BOLTUN là một trong 30 doanh nghiệp được trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư, biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư trong khuôn khổ của hội nghị. Hoạt động trong lĩnh vực sản xuất linh kiện cho ngành ô tô, doanh nghiệp kỳ vọng, Đông Nam Á sẽ là một trong 3 thị trường xe điện lớn nhất thế giới trong tương lai. Đây cũng là lí do, họ lựa chọn Việt Nam, đặc biệt là Quảng Ninh để đầu tư.
Ông Chi-Wen Hsu - Phó Chủ tịch Tập đoàn BOLTUN đánh giá: "Quảng Ninh là một nơi rất tốt cho những cơ hội phát triển của chúng tôi, đặc biệt là với lĩnh vực sản xuất xe điện. Bởi vì thị trường đã có kết nối với những nhà phát triển xe điện của Mỹ và cũng có những hãng xe điện mới. Quảng Ninh có đủ nguồn lực giúp chúng tôi mở rộng quy mô, nắm bắt những cơ hội mới".
Hội nghị triển khai chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 30 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng và Xúc tiến đầu tư Vùng. Ảnh: VGP.
Đối với Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài chia sẻ, sẵn sàng đầu tư nhiều lĩnh vực tiên tiến, công nghệ cao. Tuy nhiên, cũng đề xuất thêm các cơ chế ưu đãi.
"Chúng tôi kì vọng, Chính phủ Việt Nam có chế độ cấp thẻ tạm trú thành thẻ vĩnh trú đối với nhà đầu tư lớn", ông Hong Sun - Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc (KOCHAM) bày tỏ.
Chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng để thu hút đầu tư, phải đẩy mạnh xây dựng hạ tầng; tích cực hơn nữa trong cắt giảm thủ tục hành chính; có cơ chế ưu tiên để thu hút đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên; có thái độ bình đẳng, lắng nghe ý kiến của nhà đầu tư "lợi ích hài hòa, khó khăn, rủi ro chia sẻ".
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: "Thứ nhất là phải đẩy mạnh phát triển hạ tầng. Có hạ tầng kết nối tốt, có không gian phát triển tốt và đặc biệt là hạ tầng giao thông thì chi phí logistics mới giảm được, người ta đầu tư vào đây, hàng hoá mới cạnh tranh được. Thứ hai là tích cực hơn nữa, việc hoàn thiện cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm thủ tục hành chính, không gây phiền hà, không gây chi phí phát sinh, để nhà đầu tư không thêm chi phí, không phải chạy vạy mất thời gian. Thứ ba, rà soát các vấn đề liên quan đến thể chế…".
Đối với các nhà đầu tư, doanh nghiệp, đối tác, Thủ tướng đề nghị tiếp tục đồng hành; giữ vững niềm tin, nêu cao tinh thần hợp tác cùng có lợi, đẩy mạnh đầu tư vào vùng Đồng bằng sông Hồng; có chiến lược kinh doanh lâu dài, bền vững, những vấn đề còn vướng mắc thì tiếp tục đàm phán; thực hiện đúng cam kết đầu tư, thỏa thuận hợp tác, tuân thủ luật pháp Việt Nam.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Sóc Trăng có tân giám đốc công an tỉnh
Đẩy mạnh hợp tác trong cộng đồng Pháp ngữ phát triển nông nghiệp bền vững
Đà Nẵng: Phẫu thuật laser bóc u tuyến tiền liệt nặng 120g cho cụ ông 95 tuổi
Đường hoa xuân Menas Mall 2025: Hành trình gắn kết, khơi nguồn thịnh vượng
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đối thoại với WEF về đổi mới sáng tạo
Bên lề WEF Davos 55: Đầu tư công nghệ cao tại Việt Nam - Cất cánh trong kỷ nguyên thông minh