Tin tức - Sự kiện

Giải phóng mặt bằng - “Điểm nghẽn” của nhiều dự án

Thực tế, tại nhiều địa phương, các dự án bị trì hoãn nhiều năm do chưa thể hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng.

Tăng cường xử lý vi phạm về kiểm soát tiền chất công nghiệp / Đà Nẵng lên tiếng vụ 7 du khách Hà Nội bị ngộ độc thực phẩm

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đang thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, đã có hơn 12 triệu lượt góp ý Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư... là nội dung được người dân quan tâm nhiều nhất.

Dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy hoạch vùng ảnh hưởng môi trường (bán kính 500 m từ khu xử lý chất thải Xuân Sơn) tại xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì có khoảng 300 hộ dân nằm trong diệngiải phóng mặt bằng. Đến nay, sau nhiều năm thực hiện, chỉ có duy nhất hộ gia đình bà Hương chưa đồng ý với phương án đền bù. Bởi bà cho rằng, có sự chênh lệch quá lớn, thấp hơn 10 lần, giữa mức đền bù cho mảnh đất của gia đình bà với mảnh đất ngay bên cạnh.

"Đất nhà tôi liền kề với các nhà xung quanh, không hiểu vì sao nhà tôi được đền bù rất thấp, so với các nhà xung quanh. Các nhà xung quanh đất vườn được đền bù 972.000, mà nhà tôi chỉ được đền bù 78.000. Tôi nộp thuế vẫn là thuế đất ở, vườn liền kề", bà Đặng Thanh Hương, TP Hà Nội, cho biết.

Thậm chí, cách đây vài năm có dự án mở đường đi qua chính khu đấy này. Thời điểm đó, chính quyền địa phương đã áp giá đền bù với giá khung giá của đất trồng cây lâu lăm, nhưng chỉ ít năm sau, mảnh đất lại bị xác định trở thành đất khai hoang.

Giải phóng mặt bằng - “Điểm nghẽn” của nhiều dự án - Ảnh 1.

Công tác giải phóng mặt bằng đang là điểm nghẽn tại nhiều dự án hiện nay. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)

Ngay sau khi nhận được thông báo về mức giá đền bù, bà Hương đã nhiều lần kiến nghị tới chính quyền địa phương. Đại diện UBND xã cho biết, để xử lý việc này cần chờ đợi ý kiến từ lãnh đạo huyện, để thành lập một hội đồng dự án, xem xét lại nguồn gốc đất.

"Phải kiện toàn và thành lập hội đồng mới. Chúng tôi sẽ có trách nhiệm, báo cáo xin ý kiến từ huyện để thực hiện nội dung này. Quan điểm của địa phương là xin ý kiến, khi huyện chỉ đạp thành lập hội đồng mới chúng tôi sẽ xúc tiến ngay để lấy ý kiến cộng đồng dân cư, từ đó có cơ sở xác nhận, đảm bảo quyền và lợi ích của nhân dân", ông Phạm Đình Hùng, Chủ tịch UBND xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội, cho biết.

Trong một văn bản mớinhất, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Ba Vì cho biết, trách nhiệm xác định nguồn gốc đất về UBND xã. Nếu có thay đổi thì UBND xã phải báo cáo rõ nội dung điều chỉnh để có cơ sở thực hiện. Các luật sư cho rằng, việc chuyển đi chuyển lại trách nhiệm giữa các cấp chính quyền địa phương khiến việc xử lý kiến nghị của người dân bị kéo dài, chưa biết khi nào mới có hồi hết.

"Tất cả các hộ gia đình xác nhận cùng nằm trên một thửa đất thì phải được coi việc đền bù có giá trị, cách tính như nhau. Sự việc này đã kéo dài 3 năm thì có lẽ lãnh đạo huyện cần tập trung giải quyết cho công dân, tránh việc kéo dài khiếu nại. Do vậy, khi khiếu nại chưa được giải quyết, dự án chưa thể triển khai được", ông Bùi Quang Hưng, Giám đốc Công ty Luật BQH và Cộng sự, nhận định.

 

Công tác giải phóng mặt bằng đang là điểm nghẽn tại nhiều dự án hiện nay. Các chuyên gia cho rằng, trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) lần này, cần có quy định rõ ràng về cách thức xác định nguồn gốc đất, trách nhiệm của các bên liên quan để đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm