Vốn đầu tư vào Long An trong 6 tháng đầu năm tăng cao
Vĩnh Long: Nhiều kỳ vọng về kết quả hợp tác kinh tế với TP Hồ Chí Minh / Bàn giải pháp "gỡ khó" cho các dự án giao thông trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Chiều 26/6, UBND tỉnh Long An tổ chức buổi họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và chương trình công tác 6 tháng cuối năm 2023.
Tỉnh Long An họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và chương trình công tác 6 tháng cuối năm 2023.
Theo UBND tỉnh, 6 tháng đầu năm, tình hình sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trong nước gặp nhiều khó khăn, doanh nghiệp mất thị trường hoặc giảm đơn hàng dẫn đến giảm quy mô sản xuất.
Tuy nhiên, với nhiều chính sách, giải pháp đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều hành quyết liệt, kịp thời từ đầu năm đã bước đầu phát huy hiệu quả, doanh nghiệp dần phục hồi trở lại, an sinh xã hội tiếp tục tục ổn định, an ninh trật tự được giữ vững.
Tỉnh Long An nỗ lực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ của các ngành, các cấp; cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh nên tình hình kinh tế - xã hội trong 6 tháng đầu năm 2023 của tỉnh đạt được một số kết quả tích cực trên các lĩnh vực.
Cụ thể, tốc độ tăng tổng sản phẩm (GRDP) 6 tháng đầu năm ước tăng 3,43%; sản xuất nông nghiệp đạt được nhiều kết quả tích cực, sản lượng lúa đạt 1,8 triệu tấn, tăng 6,7%; sản xuất công nghiệp có phục hồi nhưng còn chậm. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 3,38%; trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,36%.
Công tác xúc tiến, thu hút, hỗ trợ đầu tư được quan tâm, trong 6 tháng đầu năm, số vốn đầu tư trong nước và FDI tăng cao so với cùng kỳ: đầu tư trong nước, lũy kế 6 tháng đầu năm, thành lập mới 801 doanh nghiệp (tăng 5,8%) với tổng vốn đăng ký là 9.391 tỷ đồng (giảm 23%).
Lũy kế từ đầu năm, tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 32 dự án đầu tư trong nước (giảm 21 dự án) với tổng vốn đăng ký mới là 35.492 tỷ đồng (tăng 21.995 tỷ đồng).
Đại diện cơ quan báo chí đóng góp ý kiến tại buổi họp báo.
Đối với đầu tư nước ngoài, thu hút đầu tư nước ngoài đạt kết quả khả quan. Lũy kế từ đầu năm, cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 39 dự án (tăng 15 dự án), vốn đầu tư cấp mới 408,5 triệu USD (tăng 162 triệu USD).
Bên cạnh những kết quả đạt được như trên, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh còn nhiều khó khăn, hạn chế: tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) 6 tháng đầu năm tương đối thấp (thấp hơn cùng kỳ và thấp so với kế hoạch tăng trưởng năm 2023 đã đề ra là từ 8%-8,5%); kim ngạch xuất khẩu lũy kế 6 tháng đầu năm ước 3.354 triệu USD (giảm 9,15%); kim ngạch nhập khẩu ước 2.148 triệu USD (giảm 21,8%).
Ngoài ra, sản xuất công nghiệp phục hồi còn chậm; hoạt động xuất nhập khẩu gặp nhiều khó khăn; nguyên nhân chủ yếu do hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn gặp khó khăn; xung đột Nga và Ukraine kéo theo nhiều quốc gia lớn bị ảnh hưởng;
Chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn, lạm phát tăng mạnh, chính sách tiền tệ thắt chặt ở nhiều quốc gia... làm cho thị trường xuất khẩu lớn và truyền thống bị thu hẹp, đơn hàng ít; trong nước chi phí sản xuất vẫn ở mức cao, lãi suất tín dụng cao làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Đồng thời, công tác thu ngân sách thấp hơn so với cùng kỳ do tình hình kinh doanh của doanh nghiệp khó khăn, thị trường bất động sản đóng băng, nguồn thu thuế giá trị gia tăng, chuyển nhượng quyền sử dụng đất sụt giảm mạnh...
Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và giải phóng mặt bằng được quan tâm, chỉ đạo ngay từ đầu năm nhưng vẫn còn nhiều vướng mắc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
5 triệu USD hỗ trợ Việt Nam phát triển đô thị bền vững
Tài năng 'nhí' trượt băng tốc độ Bảo Chi làm đại sứ truyền thông Amazfit Active
Vốn FDI là cơ hội nhưng không phải động lực chính cho kỷ nguyên vươn mình
Siêu lợi nhuận từ đa dạng hóa sản phẩm từ sen
Cơ cấu lại kinh tế vùng Đông Nam Bộ theo hướng hiện đại