Tin tức - Sự kiện

Giám sát chặt việc bảo quản hàng dự trữ Quốc gia

Ngoài công tác quản lý chất lượng hàng nhập kho, việc bảo quản, quản lý chất lượng hàng dự trữ Quốc gia sau thời gian dài bảo quản luôn có vai trò rất quan trọng.

Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế liên kết phát triển du lịch sự kiện, lễ hội / Tết Dương lịch 2024, người lao động được nghỉ liên tiếp mấy ngày?

Chú thích ảnh
Trao gạo dự trữ Quốc gia cho người dân đặc biệt khó khăn của xã Bông Krang, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk. Ảnh: Hoài Thu/TTXVN

Ông Phan Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Khoa học và công nghệ, bảo quản (Tổng cục Dự trữ Nhà nước - DTNN) cho biết: Công tác quản lý chất lượng hàng dự trữ Quốc gia (DTQG) bao gồm việcquản lý chất lượng hàng DTQG từ khâu nhập kho, bảo quản đến khi xuất kho.

Thời gian qua, các Cục DTNN khu vực đã duy trì thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng hàng dự trữ Quốc gia. Đơn cử như các Cục DTNN khu vực: Đà Nẵng, Nghệ Tĩnh, Vĩnh Phú, Hải Hưng...

Phó Cục trưởng Cục trưởng Cục DTNN khu vực Đà Nẵng - Lê Xuân Vượng cho biết: Công tác bảo quản thường xuyên, bảo quản định kỳ hàng hóa vật tư dự trữ tại đơn vị luôn được duy trì tốt theo các quy chuẩn kỹ thuật. Qua các đợt kiểm tra theo chương trình kế hoạch kiểm tra và đợt kiểm tra mùa Xuân năm 2023, xác định 100% kho dự trữ của Cục đạt tiêu chuẩn “Kho an toàn - Xanh - Sạch - Đẹp”; nhiều kho dự trữ đạt thành tích xuất sắc trong "Công tác quản lý chất lượng hàng hóa - Chất lượng công tác bảo quản - Xây dựng kho dự trữ an toàn xanh, sạch, đẹp năm 2023".

Đơn vị đã quản lý chất lượng hàng hóa lưu kho, bảo quản đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia đối với từng loại mặt hàng; bảo trì, bảo dưỡng, kiểm tra, kiểm định các phương tiện, thiết bị phục vụ công tác nhập, xuất, bảo quản hàng DTQG như: Băng tải di động, cân ô tô, cân bàn, máy dán màng, máy đo nhanh thủy phần, thiết bị, dụng cụ kiểm nghiệm, phân tích mẫu...

“Chế độ kiểm tra, giám sát, hướng dẫn kỹ thuật trong quản lý chất lượng hàng hóa nhập kho, xuất kho cũng như trong bảo quản hàng hóa lưu kho được các bộ phận chuyên môn phối hợp cùng các Chi cục trực thuộc tiến hành thường xuyên và duy trì. Những tình huống phát sinh trong bảo quản đã được phát hiện kịp thời và xử lý dứt điểm, không để ảnh hưởng đến chất lượng vật tư, hàng hóa bảo quả”, Phó Cục trưởng Lê Xuân Vượng cho biết.

 

Mới đây, lãnh đạo Tổng cục DTNN đã chỉ đạo và yêu cầu các cục DTNN tuân thủ nghiêm các quy định về công tác bảo quản hàng dự trữ Quốc gia. Trường hợp có hiện tượng bất thường kịp thời báo cáo, đề xuất biện pháp xử lý về cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy định.

Cụ thể, đối với một số ngăn/lô thóc nhập kho có nồng độ khí Nitơ dưới 98%, Tổng cục DTNN đề nghị các cục DTNN khu vực kịp thời kiểm tra, xác định nguyên nhân ảnh hưởng đến nồng độ khí Ni tơ chưa đạt được theo quy định; tiếp tục nạp bổ sung khí Nitơ để duy trì nồng độ khí này đạt trên hoặc bằng 98%. Các đơn vị thực hiện quy trình bảo quản thóc theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia đối với thóc tẻ dự trữ quốc gia (QCVN 14:2020/BTC).

Đối với một số ngăn/lô gạo nhập kho có tỷ lệ hạt vàng trên 0,8%, các đơn vị kiểm tra, rà soát lại quá trình bảo quản, xác định nguyên nhân làm tăng hạt vàng, kịp thời có giải pháp khắc phục; tăng cường kiểm tra, nắm chắc diễn biến chất lượng các lô gạo; thường xuyên theo dõi, kịp thời bổ sung khí Ni tơ để đảm bảo luôn duy trì nồng độ khí Nitơ trên 98%.

Đối với hàng vật tư, thiết bị cứu hộ, cứu nạn, các cục DTNN khu vực tăng cường kiểm tra, theo dõi và bảo quản các mặt hàng vật tư, thiết bị cứu hộ, cứu nạn theo quy định tại các QCVN đối với hàng dự trữ Quốc gia và các văn bản hướng dẫn của Tổng cục DTNN đảm bảo an toàn chất lượng hàng hóa và đáp ứng điều kiện vận hành.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm