Gỡ điểm nghẽn để du lịch Việt Nam lấy lại phong độ
Gỡ khó cho hàng không, du lịch để tăng kết nối điểm đến toàn cầu / Khuyến cáo cảnh giác với tội phạm tiêu thụ tiền giả dịp mua sắm cuối năm
Năm 2022 đang dần khép lại với bức tranh nhiều mảng màu sáng tối đan xen của du lịch Việt Nam. Điểm sáng rõ nhất là tăng trưởng ngoạn mục của du lịch nội địa với 100 triệu lượt. Tuy nhiên, Việt Nam chỉ có thể đón được khoảng 3,5 triệu lượt khách quốc tế, thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu đón được 5 triệu lượt khách, và Việt Nam đứng cuối bảng xếp hạng Chỉ số phục hồi du lịch châu Á sau COVID-19. Có nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan cho thực tế này
Chưa đạt mục tiêu đón khách quốc tế
Một số thị trường truyền thống của Việt Nam như Trung Quốc, Nhật Bản còn chưa mở cửa và khá dè dặt, cộng thêm các yếu tố về địa chính trị, suy thoái kinh tế khiến dòng khách từ châu Âu bị hạn chế dù Việt Nam là một trong những quốc gia đi đầu trong khu vực mở cửa trở lại . Đây là những yếu tố khách quan khiến chúng ta chưa đạt được mục tiêu 5 triệu khách.
Trong khi đó, chính sách thị thực của Việt Nam còn nhiều rào cản. Tại thời điểm mở cửa với khách quốc tế, Việt Nam vẫn chỉ miễn visa cho 24 quốc gia với thời gian là 15 ngày và gần như không có sự thay đổi trong suốt 8 tháng qua. Khách đi tự túc phải yêu cầu phải mua tour qua các công ty du lịch, đối mặt với những thủ tục nhập cảnh chậm chạp và thời gian chờ xét duyệt hồ sơ kéo dài. Thị thực online và cấp thị thực ngay tại cửa khẩu được kiến nghị xúc tiến nhanh, tạo ra sức cạnh tranh khách quốc tế.
Việt Nam chưa có kế hoạch cấp quốc gia về phục hồi ngành du lịch và khách sạn sau dịch COVID-19. Ngành du lịch còn đang phụ thuộc vào các sáng kiến, dự án mang tính sự việc không thường xuyên, hay khách du lịch nội địa để "nuôi sống" ngành. Trước dịch COVID-19, tổng thu từ khách du lịch quốc tế đạt 18,3 tỷ USD trong số 32,8 tỷ USD mà toàn ngành du lịch Việt Nam tạo ra.
Nhìn ra các nước láng giềng, Thái Lan mở cửa du lịch quốc tế gần như tương đương với Việt Nam và mục tiêu đón lượt khách thứ 10 triệu đã trong tầm tay. Tương tự, mở cửa du lịch sau Việt Nam chỉ khoảng 1 tháng, Malaysia chỉ đặt mục tiêu đón 2 triệu khách quốc tế nhưng đã đạt trên 9 triệu lượt. Nguyên nhân chính được cho là chính sách visa thông thoáng. Điển hình là Thái Lan hiện miễn visa cho 64 quốc gia và vùng lãnh thổ, cùng với việc đơn giản hóa thủ tục, nôm na là biết "chiều chuộng" du khách.
Kinh nghiệm thúc đẩy du lịch của Thái Lan
Hiện, mỗi ngày Thái Lan đang đón trung bình 50.000 – 60.000 lượt du khách nước ngoài. Điều đáng chú ý là, không chỉ một lần, rất nhiều khách du lịch nước ngoài quyết định quay trở lại Đất nước của những nụ cười, với tỷ lệ lên đến hơn 50%.
Xây dựng các sản phẩm du lịch "5F", bao gồm ẩm thực (Food) như xôi xoài, thời trang (Fashion) - quần áo trang phục kiểu Thái, phim ảnh (Film), chiến đấu (Fight) - võ thuật truyền thống Muay Thai và lễ hội (Festival) đang là chủ trương phát triển mang đậm nét văn hóa Thái của của ngành du lịch.
Thành phố Pattaya, một trong những điểm thu hút khách du lịch hàng đầu tại Thái Lan. (Ảnh: Bangkok Post)
Với chủ trương mở cửa để phát triển du lịch, từ ngày 1/7, Thái Lan đã bỏ yêu cầu đăng ký thẻ nhập cảnh "Thailand Pass". Thủ tướng Thái Lan còn yêu cầu Bộ Du lịch và Thể thao nước này áp dụng dịch vụ trực tuyến du lịch 1 cửa, nhằm tạo thuận lợi cho khách du lịch nước ngoài khi đến với quốc gia này.
Trong bối cảnh thị trường truyền thống nhiều khó khăn, Việt Nam đã nỗ lực tìm kiếm các thị trường mới như Ấn Độ, Australia hay châu Âu và cũng đã có những khởi sắc nhất định. Trong tháng 11, khách từ Pháp tăng tới 73,2%; Nga tăng 55,5%; Anh tăng 37,7% còn thị trường châu Mỹ tăng 22%. Tỷ lệ khởi sắc là vậy nhưng nếu tính trên con số tuyệt đối, chưa có thị trường nào đạt tới 100.000 lượt khách.
Việt Nam không đạt con số 5 triệu khách trong khi các nước xung quanh như Thái Lan, Singapore, Indonesia đều vượt mục tiêu về thu hút khách quốc tế, phục hồi ngành du lịch thì du lịch Việt Nam cần phải ngồi lại mổ xẻ, tìm nguyên nhân. Điều đó rất cần thiết. Mục tiêu đón 10 triệu khách quốc tế trong năm 2023 vẫn nằm trong tầm tay, chỉ là chúng ta phải giải quyết vấn đề gì để đạt được con số ấy; phải có kế hoạch rõ ràng từ xây dựng sản phẩm, tiếp thị đến các chính sách tổng thể, đặc biệt là tháo gỡ nút thắt lớn nhất là visa.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vận hành tàu 'hoàng hậu', xây dựng Đà Lạt - Trại Mát thành tuyến đường sắt đẹp nhất Việt Nam
Đà Nẵng: Tặng quà cho người dân và du khách trong đêm Noel
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất mức trích chi phí quản lý BHXH, bảo hiểm thất nghiệp tối đa 1,44%
Đại hội đồng LHQ thông qua 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng
Quỹ 'Vì cuộc sống tươi đẹp' được vinh danh
Quảng Nam – Đà Nẵng: Nguy cơ thiếu nước trong năm 2025 ở mức cao