Hà Nội: Đảm bảo trên 95% người từ 18 tuổi được tiêm chủng vaccine Covid-19
Những ai được tiêm lô vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên nhập về Việt Nam? / Đảm bảo cung cấp 90 triệu liều vaccine Covid-19 trong năm 2021
Tại phiên họp trực tuyến 95 của Ban chỉ đạo về công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19, vấn đề liên quan đến vaccine bà Trần Thị Nhị Hà – Giám đốc Sở Y tế, Phó Trưởng ban thường trực BCĐ phòng chống dịch COVID-19 Hà Nội cho biết, ngày 26/2/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 21 về việc mua vaccine phòng chống COVID-19, trong đó giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan địa phương có liên quan thực hiện việc mua, nhập khẩu, tiếp nhận viện trợ, quản lý và sử dụng vaccine cho người từ 18 tuổi trở lên.
"Sở Y tế đã tham mưu cho UBND TP có văn bản đề nghị có thể hỗ trợ mua được cho người dân với dự kiến khoảng 15 triệu 782 liều vaccine, sẽ cung cấp tiêm cho các nhóm ưu tiên là lực lượng đầu chống dịch như: Nhân viên y tế, thành viên ban chỉ đạo, những người sinh sống tại vùng có dịch, người làm việc tại khu vực cách ly, tổ COVID cộng đồng, người trên 65 tuổi, người có bệnh lý nền…", bà Hà cho hay.
Đảm bảo trên 95% người từ 18 tuổi trên địa bàn thành phố Hà Nội được tiêm chủng vaccine Covid-19.
Bên cạnh đó, bà Hà yêu cầu Ban chỉ đạo các quận, huyện có kế hoạch dự trù về số lượng vaccine này để ưu tiên cho các nhóm đối tượng theo quy định, với mục tiêu tiêm chủng làm sao đảm bảo trên 95% đối tượng trên 18 tuổi trên địa bàn thành phố được tiêm chủng.
Bà Hà nhấn mạnh: "Sau khi Bộ Y tế phê duyệt kế hoạch vaccine thì Sở Y tế sẽ có kế hoạch triển khai trên địa bàn Hà Nội. Tuy nhiên, hiện nay, vaccine chưa đủ tiêm cho toàn bộ các đối tượng theo dự tính. Vì vậy, trong thời gian tới, chúng ta xác định vẫn phải kiên định triển khai các phương án phòng chống dịch một cách tốt nhất, hiệu quả nhất".
Sở Y tế cũng đề nghị Ban chỉ đạo quận huyện thống nhất tổ chức việc kiểm tra giám sát các cơ sở y tế trên địa bàn, đặc biệt là hành nghề y dược tư nhân. Đến nay, đã đình chỉ hoạt động 2 phòng khám ngoài công lập là phòng khám trên địa bàn quận Tây Hồ và quận Nam Từ Liêm, do không đảm bảo tiêu chí phòng khám an toàn, bệnh viện an toàn. Sở Y tế cũng triển khai các cuộc kiểm tra đột xuất về vấn đề này.
Cũng tại cuộc họp, ông Khổng Minh Tuấn, Phó giám đốc CDC đề nghị, người đi, đến, về từ Hải Dương từ 3/3 (ngày địa phương này kết thúc cách ly xã hội theo Chỉ thị 16) phải tiếp tục khai báo y tế. Những khu vực về từ các vùng Cẩm Giàng, Kinh Môn, Kim Thành và TP Hải Dương khi về Hà Nội phải cách ly tại nhà 14 ngày. Nếu kết quả xét nghiệm là âm tính trong 3 ngày gần nhất thì được học tập, làm việc bình thường.
Bên cạnh đó, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch thành phố yêu cầu các đơn vị vẫn phải tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống dịch theo chi đạo của Chính phủ, Thành ủy, UBND thành phố song song với việc phát triển kinh tế xã hội. Ban Chỉ đạo yêu cầu tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền để người dân khai báo y tế đầy đủ, chính xác để được cách ly, lấy mẫu đúng quy định. Yêu cầu người dân thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch theo khuyến cáo 5K của Bộ Y tế.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ông Trần Chí Cường làm Trưởng Ban chỉ đạo phát triển ngành logistics Đà Nẵng
Kế hoạch triển khai thi hành Luật Bảo hiểm xã hội
Doanh nghiệp Pháp muốn đầu tư vào hạ tầng giao thông tại Long An
Hướng nghiệp sớm, hình thành đội ngũ lao động trẻ có tay nghề cao
An Giang bàn giải pháp phát huy giá trị chiến lược của kênh Vĩnh Tế
Đề xuất giải pháp phát triển cảng biển khu thương mại tự do Đà Nẵng