Hà Nội khảo sát trực tuyến việc thực hiện Luật đất đai năm 2013 tại huyện Mê Linh và Gia Lâm
Hà Nội: Trường đủ điều kiện sẽ tổ chức kiểm tra và thi học kỳ trực tuyến / Giãn cách xã hội 11.000 người ở Nghệ An vì có ca nhiễm Covid -19
Theo đó, cuộc khảo sát được tổ chức bằng hình thức trực tuyến từ điểm cầu UBND Thành phố đến điểm cầu 2 huyện. Báo cáo của lãnh đạo 2 huyện Gia Lâm và Mê Linh cho biết, thời gian qua, cả hai đều đã triển khai khai nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết số 19-NQ/TW và Luật Đất đai năm 2013; chủ động xây dựng các văn bản chỉ đạo, điều hành, tổ chức quán triệt, tuyên truyền với nhiều hình thức đa dạng, phong phú; chú trọng kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện, nhắc nhở, chấn chỉnh, xử lý các vi phạm trong lĩnh vực quản lý đất đai.
Lãnh đạo huyện Mê Linh cho biết, UBND huyện đã tổ chức đấu giá được 2.176 thửa đất với tổng diện tích 225.251m2 và tổ chức giao đất cho 2.176 cá nhân trúng đấu giá, thu ngân sách nhà nước đạt hơn 2.315 tỷ đồng.
Qua kiểm tra, rà soát, trên địa bàn huyện có 60 dự án chậm triển khai; trong đó có 47 dự án đô thị và 13 dự án khác được giao đất, cho thuê đất, sử dụng đất chậm triển khai, với tổng diện tích 2.140ha...
Bên cạnh đó, công tác đấu giá quyền sử dụng đất được quan tâm thực hiện, góp phần khai thác hiệu quả quỹ đất, tăng nguồn thu cho ngân sách, tạo nguồn vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị và thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, đáp ứng nhu cầu sử dụng đất của người dân.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến phát biểu kết luận buổi làm việc.
Tại huyện Gia Lâm, lãnh đạo huyện này cũng cho biết, công tác quy hoạch đất đai được thực hiện bài bản, khoa học và có tính kế hoạch cao, việc lập kế hoạch sử dụng đất hằng năm phù hợp với điều kiện phát triển của huyện theo từng giai đoạn và có tầm nhìn dài hạn, góp phần khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai.
Công tác giao đất, cho thuê đất, thu tiền sử dụng đất trên địa bàn huyện đã góp phần tăng thu cho ngân sách để tạo nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, kỹ thuật và phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Công tác thanh tra, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai được tiến hành thường xuyên, liên tục…
Bên cạnh những kết quả nêu trên, lãnh đạo 2 huyện cũng nêu lên những tồn tại, hạn chế và khó khăn, vướng mắc. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế có một phần rất lớn do hệ thống chính sách pháp luật trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực đất đai còn một số bất cập, gây khó khăn trong các quy trình thủ tục đầu tư của doanh nghiệp, cũng như công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…
Trên cơ sở đó, lãnh đạo 2 huyện cũng nêu nhiều kiến nghị, đề xuất với Thành phố và Trung ương, tập trung vào việc hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đồng thời tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý đất đai tại địa phương.
Sau khi nghe lãnh đạo Thành phố, các sở, ngành và thành viên đoàn khảo sát trao đổi; tiếp thu, ghi nhận những kiến nghị, đề xuất được nêu ra tại buổi khảo sát, bà Nguyễn Thị Tuyến đề nghị các cơ quan liên quan tổng hợp, tham mưu Ban Cán sự đảng UBND Thành phố hoàn thiện báo cáo trình Ban Thường vụ Thành ủy, phục vụ công tác tổng kết Nghị quyết 19-NQ/TW cấp Thành phố và báo cáo Ban Chấp hành Trung ương trong thời gian tới.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội cũng đề nghị các cơ quan liên quan tổng hợp, tham mưu Ban Cán sự đảng UBND Thành phố hoàn thiện báo cáo trình Ban Thường vụ Thành ủy, phục vụ công tác tổng kết Nghị quyết 19-NQ/TW cấp Thành phố và báo cáo Ban Chấp hành Trung ương trong thời gian tới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ông Trần Chí Cường làm Trưởng Ban chỉ đạo phát triển ngành logistics Đà Nẵng
Kế hoạch triển khai thi hành Luật Bảo hiểm xã hội
Doanh nghiệp Pháp muốn đầu tư vào hạ tầng giao thông tại Long An
Đề xuất giải pháp phát triển cảng biển khu thương mại tự do Đà Nẵng
Hướng nghiệp sớm, hình thành đội ngũ lao động trẻ có tay nghề cao
An Giang bàn giải pháp phát huy giá trị chiến lược của kênh Vĩnh Tế