Tin tức - Sự kiện

Hành trình 20 năm chính sách tín dụng kiến tạo no ấm - Bài 1: Sức mạnh tổng hợp

Ngân hàng chính sách xã hội đã phát huy sáng tạo vai trò là 1 công cụ mang tính đòn bẩy kinh tế của CP nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác có điều kiện tiếp cận tín dụng chính sách để phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống, vươn lên thoát nghèo.

[INFOGRAPHIC] Trao đổi thương mại giữa Việt Nam với các đối tác lớn nhất năm 2022 / Nông sản Việt ghi dấu ấn tại thị trường Pháp

Phát huy phương thức cho vay sáng tạo

Chỉ cách thị xã Hoài Nhơn 60km, song ở nơi “cổng trời” Bình Định - xã An Toàn, cái nghèo thâm căn cố đế tự bao đời vẫn đang đeo bám người dân nơi đây.

Thôn 1, xã An Toàn, có 84 hộ dân; thì có tới 61 hộ nghèo. Mặc dù có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế điạ phương cùng việc NHCSXH không hạn chế nguồn vốn cho địa phương, cũng như mức vay hộ nhưng việc cho vay không dễ. Ông Đinh Văn Ken - Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn thôn 1, người dân tộc Ba Na, cho biết: Từ chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã cho đến bản thân ông nhiều lần đi vận động từng hộ nghèo vay vốn phát triển kinh tế, nhưng cũng chỉ kết nạp được 49 tổ viên, bởi nhiều người lo sợ rủi ro, không dám vay. Một số người dân còn chưa có ý thức vươn lên, ỷ lại,trông chờ vào Nhà nước.

Đặc biệt ở nơi “lõi nghèo này” câu chuyện thoát nghèo là cả hành trình dài và vất vả. Như bản thân anhKen,35 tuổi,cùng vợ và 3 đứa con, vẫn đangsống trong cảnh nghèo đói. Nhìn con cái mỗi ngày mỗi lớn và cuộc sống cùng cực, anhquyết tâm vay 20 triệu đồng từ chương trình tín dụng hộ nghèo năm 2009 để mua 1 con bò về nuôi, nhưng khí hậu rét, bò không thích ứng được bị chết. Không nhụt chí, ông làm lụng tích cóp trả nợ gốc ngân hàng, rồi tiếp tục vay 50 triệu đồng vốn hộ nghèo để nuôi 1 con trâu và chăn nuôi thêm lợn. Đến năm 2020, anhKen đã trả được nợ và bước ra khỏi danh sách hộ nghèo. Từ kinh nghiệm chăn nuôi tích lũy, anhtiếp tục vay 95 triệu đồng chương trình hộ mới thoát nghèo, rồi vay tiếp 90 triệu đồng vốn chương trình giải quyết việc làm (tháng 9/2021) để mở rộng đàn trâu và heo đen theo sản phẩm OCOP của huyện An Lão. Hiện anh đãcó đàn trâu 25 con cùng với khoản thu từ chăm sóc, quản lý 50ha rừng phòng hộ và khai thác mật ong từ rừng, cuộc sống gia đình đã có của ăn, của để, với việc xây dựng được căn nhà gỗ chắc chắn cho gia đình, mua sắm tủ lạnh, ti vi... Mới đây, anh vừa cải tạo mở rộng nhà ở để tham gia khai thác du lịch cộng đồng tại địa phương. Tấm gươngcùng sự truyền thụ kinh nghiệm sản xuất của anh Kenđã được chia sẻ ngay trong Tổ tiết kiệm và vay vốn.

Câu chuyện giảm nghèo tại xã An Toàn đến hiện thời còn gian khó càng cho chúng ta cảm nhận rõ những khó khăn vất vả của NHCSXH buổi đầu thành lập. Chỉ tính riêng hộ nghèo đầu năm 2002 đã chiếm tới gần 30% số hộ dân trên toàn quốc. Địa bàn phục vụ phần lớn tập trung ở những nơi địa hình khó khăn, cơ sở hạ tầng chưa phát triển. Nhiều tỉnh miền núi, đồng bằng sông Cửu Long, tỷ lệ xã chưa có đường ô tô đến được trụ sở UBND từ 30% đến 80%. Lại thêm văn hóa khác biệt của 54 dân tộc cùng những tập quán sản xuất tự cung, tự cấp lạc hậu ăn sâu bám rễ ngàn đời nhiệm vụ “đem tiền Chính phủ cho bản làng vay đủ” càng thêm gian khó.

Nhiều vùng đất, lúc đó cán bộ tín dụng NHCSXH trở thành một trong những lực lượng chủ chốt tiên phong cùng chính quyền địa phương hỗ trợ bà con làm kinh tế, giảm nghèo. Câu chuyện “cõng vốn” lên bản, hay miệt mài theo những chiếc ghe mang vốn cho bà con vùng sông nước Nam Bộ bây giờ đã không còn, song đó là một phần dấu ấn lịch sử gắn với dặm dài hành trình khai mở tín dụng chính sách.

Cũng ngay từ những ngày đầu hoạt động, NHCSXH đã xây dựng, duy trì và thường xuyên củng cố, hoàn thiện phương thức quản lý tín dụng đặc thù, cách thức hoạt động nghiệp vụ sáng tạo, với việc triển khai phương thức cho vay trực tiếp có ủy thác một số nội dung công việc trong quy trình cho vay thông qua 04 tổ chức chính trị - xã hội (Hội LHPN, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên); Tổ chức giao dịch tại các Điểm giao dịch xã; Phối hợp với chính quyền địa phương, tổ chức chính trị - xã hội thành lập Tổ tiết kiệm và vay vốn ở thôn, ấp, bản, làng.

Chú thích ảnh


Mạng lưới Tổ tiết kiệm và vay vốn có vai trò quan trọng trong hoạt động của NHCSXH, là cánh tay nối dài của NHCSXH trong thực hiện tín dụng chính sách xã hội, là cầu nối giữa ngân hàng với người vay vốn, tạo sự quản lý chặt chẽ vốn tín dụng chính sách xã hội từ khâu bình xét cho vay, sử dụng vốn vay đến khâu trả nợ, trả lãi

Phương thức ủy thác đã phát huy được những ưu thế của tổ chức chính trị - xã hội với hàng vạn cán bộ ở tất cả các xã, có chi hội hoạt động ở tất cả thôn, ấp, bản, làng... gần dân, sát dân; giàu kinh nghiệm trong công tác xã hội để tuyên truyền chính sách, thay đổi nhận thức người dân. Đồng thời, lồng ghép các chương trình tín dụng chính sách xã hội với chương trình phát triển kinh tế của tổ chức chính trị - xã hội và địa phương, hướng dẫn phương thức sản xuất và hỗ trợ đào tạo kỹ thuật sản xuất, kinh doanh. Người nghèo và các đối tượng chính sách khác dần thay đổi suy nghĩ, cách làm; chủ động vay vốn để đầu tư sản xuất, tạo việc làm, cải thiện cuộc sống; từng bước tiếp cận với nền sản xuất hàng hóa và quan hệ tín dụng “có vay - có trả”; xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào chế độ cấp phát, cho không của Nhà nước.

Điểm giao dịch xã với ngày giao dịch cố định hàng tháng là một sáng kiến mang tính đột phá riêng có của NHCSXH, một bước tiến trong cải cách thủ tục hành chính, để đưa vốn tín dụng đến với người dân kịp thời “giao dịch tại nhà, giải ngân, thu nợ tại xã”, góp phần triển khai Chiến lược tài chính toàn diện đến người dân khu vực nông thôn, miền núi.

Xây dựng hệ thống chính sách trợ đỡ phát triển bền vững

Bối cảnh phát triển nhanh và mạnh của kinh tế đất nước sau khi Việt Nam chính thức mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế năm 2007, cũng đặt ra những vấn đề mới trong việc thiết kế và triển khai các chính sách tín dụng xã hội để kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội với mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới và giải quyết những vấn đề cấp bách đặt ra từ thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Trong bối cảnh ấy, NHCSXH không chỉ phát huy vai trò là cánh tay nối dài của Chính phủ thực thi các chính sách tín dụng ưu đãi qua 6 lần Quốc gia nâng tiêu chuẩn hộ nghèo mà từ thực tế triển khai chính sách, NHCSXH dần phát huy vai trò cầu nối giữa người nghèo, đối tượng yếu thế với các cơ quan Nhà nước và Chính phủ, đề xuất và tham mưu cho ra đời nhiều chương trình tín dụng mới, mở rộng đối tượng thụ hưởng chính sách, nâng mức vay đáp ứng yêu cầu bức thiết của người dân.

Từ 3 chương trình tín dụng ban đầu, đến nay NHCSXH đã có hơn 20 chương trình tín dụng được thiết kế thành hệ thống chính sách đồng bộ, hỗ trợ đa chiều, giúp giải quyết những vấn đề căn bản, thiết yếu trong cuộc sống của người nghèo, đối tượng chính sách khác; hạn chế, đẩy lùi nạn cho vay nặng lãi; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội theo định hướng của Đảng, Nhà nước, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ tại vùng nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; góp phần thu hẹp khoảng cách giữa các vùng trong cả nước và thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định trật tự, an toàn xã hội, an ninh quốc phòng; tăng cường, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Việt Nam trở thành quốc gia sớm hoàn thành mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc, là điểm sáng về giảm nghèo trên thế giới.

 

Ngày 22/11/2014, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội thêm một lần nữa khẳng định, thống nhất trong định hướng, nhận thức về vai trò của tín dụng chính sách xã hội trong công cuộc giảm nghèo, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội. Đây là một mốc son quan trọng trong thực hiện tín dụng chính sách xã hội 20 năm qua cũng như tạo nên những chuyển biến mới trong công tác tín dụng chính sách với sự vào cuộc mạnh mẽ của cấp ủy, chính quyền địa phương phát huy tinh thần “Trung ương và điạ phương cùng làm”. Đến nay, nguồn vốn nhận ủy thác từ địa phương chuyển sang NHCSXH đạt gần 30 nghìn tỷ đồng.

Chú thích ảnh
Nguồn vốn chính sách giúp nhiều hộ CCB huyện Đông Anh phát triển nghề mộc mỹ nghệ truyền thống

Đối với CCB Nguyễn Văn Duy, thôn Hà Khê, xã Vân Hà, huyện Đông Anh (Hà Nội) sẵn có nghề mộc truyền thống 6 đời của cha ông, song vì thiếu vốn, nên phải đến khi ông vay được 30 triệu đồng chương trình hộ thoát nghèo mua nguyên vật liệu, sửa chữa lán trại làm mộc, cuộc sống gia đình ông mới dần khấm khá. Trải qua 5 vòng quay tín dụng để mở rộng đầu tư sản xuất, xuất hàng qua Trung Quốc, khoản vay gần đây nhất của ông là năm 2019 từ nguồn vốn vay giải quyết việc làm của Hà Nội ủy thác cho vay qua NHCSXH nhằm mua thêm nguyên liệu về sản xuất hàng hóa.

Phó Chủ tịch Hội CCB huyện Đông Anh (TP Hà Nội) Nguyễn Văn Đức cho biết, hiệu quả của nguồn vốn ưu đãi đã góp phần giúp 72% CCB có đời sống khá và giàu, và họ đang trở thành những hạt nhân làm giàu cho huyện thông qua việc đóng góp vào ngân sách xây dựng huyện tạo việc làm cho hàng trăm lao động. Đây cũng là nền tảng cho Đông Anh hướng tới mục tiêu đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao vào năm 2023.

20 năm qua, vốn tín dụng chính sách đã hỗ trợ gần 6,3 triệu hộ gia đình vượt qua ngưỡng nghèo, giải quyết việc làm cho hơn 5,9 triệu lao động; hỗ trợ hơn 3,8 triệu học sinh sinh viên được vay vốn đi học, giúp mua hơn 84 nghìn máy tính, thiết bị học trực tuyến cho học sinh, sinh viên, xây dựng hơn 16,8 triệu công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, xây dựng gần 729 nghìn căn nhà cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác, hỗ trợ vốn mua/thuê mua hơn 29,7 nghìn căn nhà ở xã hội...

Tín dụng chính sách xã hội đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên cả nước: giai đoạn 2001 - 2005 từ 17% xuống 7%; giai đoạn 2005 - 2010 từ 22% xuống 9,45%; giai đoạn 2011 - 2015 từ 14,2% xuống 4,25%; giai đoạn 2016 - 2021 từ 9,88% xuống 2,23% Những kết quả này góp phần chung tay cùng cả nước xây dựng 5.813/8.227 xã (chiếm 70,7%) đạt chuẩn xã nông thôn mới; trong đó có 803 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 94 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu...

 

Bài cuối: Linh hoạt, gắn liền với thực tiễn


 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm