Tin tức - Sự kiện

Hiệu trưởng nhận trách nhiệm vụ cây đè chết học sinh: "Trách nhiệm là trách nhiệm đến đâu?"

Sự việc xảy ra trong nhà trường, do đó trách nhiệm đầu tiên sẽ thuộc về hiệu trưởng dù vụ tai nạn là do cố tình hay thiên tai.

Đình chỉ công tác Cục trưởng Cục Hải quan Bắc Ninh và 5 cán bộ liên quan đến nghi vấn nhận hối lộ của Công ty Tenma Việt Nam / Cải cách hành chính hướng tới nền hành chính phi giấy tờ, giúp DN vực dậy nhanh hơn hậu Covid-19

Mới đây, vụ việc cây phượng bật gốc gây thương vong cho 13 em học sinh tại trường THCS Bạch Đằng (TP. HCM) đã gây xôn xao dư luận và dấy lên nhiều lo ngại trong công tác bảo vệ an toàn cho các em, không chỉ trước những mối nguy từ con người mà từ những mối nguy từ thiên tai.

Nơi xảy ra vụ việc.

Trong vụ việc thương tâm tại trường Bạch Đằng, hiệu trưởng đã nhận trách nhiệm về mình, nhưng nhiều người vẫn thắc mắc, việc chịu trách nhiệm sẽ thực hiện ra sao và truy cứu như thế nào.

Luật sư Trương Thanh Đức (Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Luật BASICO) cho biết, do sự việc xảy ra tại nhà trường nên trách nhiệm đầu tiên sẽ thuộc về hiệu trưởng dù tai nạn là cố tình hay vô ý. Trong vụ việc này, có thể cơ quan chức năng sẽ vào cuộc xác minh làm rõ nguyên nhân để có kết luận cuối, xem xét trách nhiệm pháp lý với các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Hiệu trưởng nhận trách nhiệm vụ cây đè chết học sinh: Trách nhiệm là trách nhiệm đến đâu? - Ảnh 1.

Vụ việc khiến nhiều phụ huynh lo ngại cho an toàn của con em

Việc truy cứu trách nhiệm sẽ còn liên quan đến những tình tiết như: thầy cô nhìn thấy những dấu hiệu nguy cơ từ trước nhưng không cảnh báo, đã có người báo cáo nguy cơ nhưng không được xử lý... Nếu việc cây đổ đã được dự báo từ trước nhưng không được xử lý kịp thời gây tai nạn thương vong thì chắc chắn trách nhiệm sẽ rất lớn, cần đến cơ quan điều tra để làm rõ trách nhiệm.

 

"Phượng là một loại cây rễ chùm, dễ bật gốc nên vào mùa mưa bão càng có nhiều nguy cơ tai nạn. Vụ việc lần này rất khó để truy cứu trách nhiệm đến cùng, vì khó để xác định được những nguy cơ cây bật gốc từ những dấu hiệu bên ngoài. Nếu cây không có dấu hiệu thối rễ, lung lay… thì rất khó để phát hiện. Tuy nhiên, sự việc xảy ra trong trường, việc kiểm tra cơ sở vật chất đều cần đến một người chuyên trách thường xuyên kiểm tra và xử lý. Do đó, vụ việc lần này dù thế nào đi nữa thì nhà trường vẫn phải chịu trách nhiệm" – Luật sư chia sẻ.

Ông cũng cho hay, trong vụ việc cây đổ gây thương vong này, nhà trường và gia đình học sinh sẽ thoả thuận việc bồi thường thiệt hại cho học sinh theo quy định pháp luật.

Trách nhiệm thuộc về hiệu trưởng?

Screen Shot 2020-05-26 at 15

Hiệu trưởng trường THCS Bạch Đằng, TP.HCM (áo xanh) đứng ra tuyên bố nhận trách nhiệm.

 

Chia sẻ với báo Tiền Phong, TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục Hà Nội cho rằng, bất kỳ sự việc nào xảy ra trong nhà trường, trách nhiệm đầu tiên thuộc về hiệu trưởng. Thông thường, mỗi trường sẽ có một phó hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất. Người này có trách nhiệm rà soát mọi ngõ ngách trong trường học để đảm bảo an toàn cho học sinh.

Ông Lâm cho rằng, dù cơ sở vật chất được giao cho phó hiệu trưởng phụ trách nhưng hiệu trưởng có trách nhiệm phải thường xuyên đi kiểm tra, thấy có nguy cơ cần nhắc nhở, chỉnh đốn ngay.

Đặc biệt, mùa mưa bão các trường phải thuê công ty cây xanh đến kiểm tra độ an toàn, tỉa cành, ngọn để đảm bảo an toàn cho học sinh. "Việc này không thể giao cho học sinh làm để dẫn đến tai nạn tử vong như trường học ở Hải Dương. Học sinh chỉ được giao những việc nhẹ nhàng như nhặt rác, kê lại bàn ghế…", ông Lâm nói.

Trong khi đó, trả lời báo Tiền Phong, Luật sư Đặng Văn Cường (Đoàn Luật sư Hà Nội), cho biết, sự việc để cây xanh mục gốc đổ đè gây thương tích, thậm chí tử vong học sinh ở TPHCM, theo quy định, Công ty quản lý cây xanh phải có trách nhiệm trong việc quản lý, chăm sóc cây. Khi để sự việc xảy ra, đơn vị này có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị nạn.

Hiệu trưởng nhận trách nhiệm vụ cây đè chết học sinh: Trách nhiệm là trách nhiệm đến đâu? - Ảnh 4.

Trường Bạch Đằng cho đốn nốt cây phượng còn lại ở sân trường sau vụ việc đau lòng hôm 26/5

 

Sáng nay 27/5, trong bài viết trên báo Tuổi trẻ, đại diện Sở Xây dựng TP.HCM, ông Lê Quang Đạo - phó phòng hạ tầng kỹ thuật, cho hay các cây xanh trong khuôn viên trường do nhà trường chịu trách nhiệm quản lý, không thuộc Sở Xây dựng. Tuy nhiên hàng năm sở đều gửi văn bản tới UBND các quận huyện, các trung tâm hạ tầng kỹ thuật nhắc nhở việc cắt tỉa những cây lớn trên đường sá, trong các khuôn viên công sở, trước khi mùa mưa bão đến.

"Sau sự việc này Sở Xây dựng tiếp tục chỉ đạo rà soát các cây xanh trên địa bàn nhằm tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra" - ông Đạo nói.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm