Hơn 3 vạn học sinh TPHCM không có cửa vào lớp 10 công lập: Con trẻ hoảng, phụ huynh lo
Trường Đại học Hà Nội xét tuyển thẳng học sinh chuyên, học sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế / Điều trị cận thị không cần phẫu thuật
Với chính sách phân luồng sau THCS, thu hẹp tỷ lệ lớp 10 công lập, nhiều năm qua, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trở thành kỳ thi căng thẳng nhất ở TPHCM. Một cuộc thi chuyển cấp nhưng lại khiến cho các gia đình, học sinh (HS) như ngồi trên đống lửa.
Nhiều năm qua, số thí sinh dự thi vào lớp 10 tại TPHCM tăng chóng mặt nhưng chỉ tiêu tăng không đáng kể do tỷ lệ vào lớp 10 công bị siết lại, mỗi năm lại giảm xuống 3%. Số HS "văng" ra khỏi lớp 10 công mỗi năm một tăng lên.
Năm 2017, khoảng 20.000 HS rớt lớp 10 công lập, tiếp đó năm 2018 con số này là khoảng 26.000. Năm nay, chỉ có 70.000 chỗ học lớp 10 công lập trong tổng số khoảng 105.000 HS lớp 9. Như vậy, có đến 35.000 thí sinh phải "bỏ cuộc chơi" tìm hướng đi khác.
Trong những năm tới, tỷ lệ này sẽ tiếp tục xuống mức chỉ còn 60% học sinh học lớp 10 nên kỳ thi này là sẽ còn là một gánh nặng với các gia đình và các em HS.
Cuộc đua vào lớp 10 được xem là cuộc đua căng thẳng nhất của đời HS, hơn cả việc tìm một trường ĐH, CĐ. Học trò TPHCM phải "lượn lờ" khắp nơi để chạy theo lịch ôn thi, luyện thi để đương đầu với kỳ thi này.
Không lo thiếu chỗ học nhưng chưa "mặn mà"
Trước nỗi lo về chỗ học lớp 10, TPHCM đang bước vào cao điểm tư vấn hướng nghiệp phân luồng sau THCS cho HS và phụ huynh đến tận các trường học.
Theo đó, sẽ có tư vấn trực tiếp cho HS, phụ huynh chọn nguyện vọng, chọn trường phù hợp với năng lực; đánh giá khả năng của bản thân trong cuộc cạnh tranh này. Ngoài ra, giải đáp cho HS về chất lượng, học phí ở các trường tư thục, "con đường" dành cho HS khi rớt cả 3 nguyện vọng, tư vấn trường hợp khi các em không phù hợp học các môn văn hóa...
Ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó GĐ Sở GD-ĐT TPHCM cho hay, ngoài trường công lập, GDTX thì còn có các trường đào tạo nghề, trung cấp nghề.Qua thống kê năm học 2018-2019, hệ thống các trường học này đáp ứng khoảng 35 ngàn vị trí tuyển sinh, đủ khả năng đáp ứng chỗ học cho các
Ông Đỗ Minh Hoàng, Giám đốc Trung tâm GDTX Chu Văn An, TPHCM cho biết, Trung tâm đang định hướng xây dựng theo mô hình trường phổ thông nghề. Bên cạnh việc được trang bị kiến thức của 8 môn cơ bản của chương trình phổ thông theo quy định thì HS sẽ được trang bị chứng chỉ Ngoại ngữ quốc tế, chứng chỉ Tin học đảm bảo theo tiêu chuẩn nghề.
Ngoài ra, trong quá trình từlớp 10 -12, trường ký kết với một số trường cao đẳng, trung cấp nghề trong và ngoài nước để HS có thể học và hoàn thành một số tín chỉ, chứng chỉ ngay khi học phổ thông nhằm giúp rút ngắn thời gian học cao đẳng, trung cấp.
Định hướng này cũng sẽ được nhân rộng đến các Trung tâm GDTX các quận huyện để giải quyết hai vấn đề là việc làm và cách đánh giá của xã hội về học GDTX.
Tuy nhiên, trên thực tế số chỗ học lớp 10 ở Trung tâm GDTX ở TPHCM chỉ khoảng 3.000 - 4.000, cũng chỉ giải quyết được một phần rất nhỏ. Trường tư thục thì học phí đắt đỏ nhiều gia đình không kham nổi. Các em 15 - 16 tuổi cũng chưa được chuẩn bị tâm lý gác việc học văn hóa để theo học nghề tại các trường nghề.
Nhiều người trấn an, không thiếu chỗ học cho không nên làm thí sinh hoảng với con số bao nhiêu HS rớt lớp 10 nhưng đó là thực tế HS phải đối diện và vượt qua nếu muốn có chỗ ở trường THPT công lập.
Không chỉ vào lớp 10, có nhiều con đường rộng cửa cho HS sau THCS. Tuy nhiên, trừ số ít chủ động phân luồng, hầu hết trước khi "rớt" xuống những "con đường khác" HS và phụ huynh đều căng hết mình với áp lực khủng khiếp cho kỳ thi tìm suất vào lớp 10 công lập.
End of content
Không có tin nào tiếp theo