Khách đi tàu Cát Linh-Hà Đông tăng là do xăng tăng giá?
Nhiều chi tiết nhà ga tàu điện Cát Linh - Hà Đông đã hư hỏng / CLIP: Nhà ga tàu điện Cát Linh - Hà Đông bóng loáng trước ngày vận hành
Ông Nguyễn Hồng Trường, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hà Nội Metro) nhìn nhận, số lượng hành khách tăng trong thời gian qua có nhiều yếu tố. Trong đó nguyên nhân chính làtuyến đường sắt này đã đi vào hoạt động một thời gian và người dân nhận thấy tiện lợi, ổn định, không bị ảnh hưởng tắc đường, văn minh lịch sự…nên dần hình thành văn hóa Metro. Đến nay, những người đi tàu đã đi trở thành một tuyên truyền viên, hướng dẫn viên cho người khác.
Đặc biệt, hành khách sử dụng Metro làm phương tiện đi lại đã chấp nhận đi bộ xa hơn trước đây và sau đó có thể tiếp chuyển loại hình xe buýt được kết nối rất tiện lợi ở các nhà ga trên tuyến đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông.
Bên cạnh đó, các hoạt động đời sống, kinh doanh đã mở cửa trở lại và cách tiếp cận về phòng chống dịch COVID-19 đã linh hoạt, số lượng học sinh, sinh viên đi học trở lại; giá nhiên liệu tăng cũng là một trong các yếu tố khiến nhu cầu khách đi lại cao hơn.
“Tỷ lệ hành khách sử dụng vé tháng trên tuyến vào giờ cao điểm chiếm 70%. Tính chung cả ngày, khách đi vé tháng sắp đạt 50%. Công ty cũng dự báo lượng khách sẽ tiếp tục tăng và mục tiêu là tăng gấp đôi số lượng khách trên đi tàu sau khi học sinh, sinh viên ở các trường đi học trở lại hoàn toàn,” lãnh đạo Hà Nội Metro nhận định.
Hơn nữa, theo ông Trường, từ khi học sinh, sinh viên đi học trở lại, lượng hành khách đi tàu Cát Linh - Hà Đông tăng gấp 1,5 lần so với trước. Vào giờ cao điểm, lượng khách đi tàu bằng vé tháng tăng 50% so với trước.
Bên cạnh đó, có thể do những ngày vừa qua, giá xăng liên tiếp tăng, nhiều người dân Hà Nội tạm cất phương tiện cá nhân, chọn tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông làm phương tiện di chuyển để tiết kiệm chi phí.
Đã có sự điều chỉnh các tuyến buýt để kết nối tàu Cát Linh-Hà Đông
Đánh giá hiện nay việc kết nối với xe buýt ở các nhà ga tuyến Cát Linh-Hà Đông vô cùng thuận lợi, phía Hà Nội Metro thông tin thêm, hiện có 54 tuyến buýt kết nối với đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông, trong đó ga Cát Linh và Yên Nghĩa có 16 tuyến buýt và các ga trung gian có từ 8-9 tuyến buýt. Metro Hà Nội cũng đã dán hệ thống tuyến xe buýt ở nhà ga để khi khách xuống sẽ biết đi các tuyến buýt kết nối.
“Mỗi một phương thức vận tải đô thị chỉ đáp ứng một số đối tượng nhất định nên cần có hệ thống và một tuyến đường sắt đô thị như Cát Linh-Hà Đông không thể giải quyết được tất cả vấn đề nhưng là sự khởi đầu tốt đẹp về giao thông công cộng. Chỉ khi nào hình thành mạng lưới đường sắt đô thị hoàn chỉnh mới giải quyết được căn cơ những vấn đề đặt ra giao thông đô thị ở các thành phố lớn ở Việt Nam và hy vọng Hà Nội sớm đưa các tuyến đường sắt đô thị khác đưa vào hoạt động”, ông Trường cho biết.
Còn theo ông Thái Hồ Phương, Phó giám đốc Trung tâm Quản lý giao thông công cộng (Sở GTVT Hà Nội), kể từ thời điểm tuyến đường sắt số 2A Cát Linh - Hà Đông vận hành khai thác sử dụng, Sở GTVT đã xây dựng phương án kết nối, trung chuyển hành khách bằng xe buýt với tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông.
Cụ thể, đã điều chỉnh 2/2 tuyến buýt nằm trong phương án tăng cường kết nối tại ga Cát Linh: Điều chỉnh điểm đầu cuối tuyến 90 (Kim Mã - Nội Bài) thành tuyến (Hào Nam - Nội Bài); Điều chỉnh lộ trình tuyến 25 (Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư cơ sở 2 - Bến xe Giáp Bát. Điều chỉnh 3 tuyến buýt kết nối tuyến đường sắt đô thị 2A (các tuyến: Số 22A BX Gia Lâm - KĐT Trung Văn, số 38 Nam Thăng Long - Mai Động, số 49 Trần Khánh Dư - Nhổn). Tại các nhà ga đều được bố trí các cặp điểm dừng xe buýt tiếp cận theo 2 chiều tạo điều kiện thuận lợi cho hành khách tiếp cận.
Để đảm bảo theo hướng thuận tiện, phù hợp khi sinh viên, học sinh đi học trở lại, ông Phương cho biết sẽ tiếp tục điều chỉnh kết nối tăng cường, bố trí mở mới 1 tuyến xe buýt điện Hào Nam - OceanPark.
Điều chỉnh hợp nhất 2 nhánh tuyến 21A (BX Giáp Bát - BX Yên Nghĩa) và nhánh tuyến 21B (KĐT Pháp Vân, Tứ Hiệp - BX Mỹ Đình) thành một tuyến buýt ngang số 21 (KĐT Pháp Vân, Tứ Hiệp - Trần Vỹ) kết nối với tuyến đường sắt đô thị 2A tại 02 ga (Thượng Đình, Vành đai 3).
Đồng thời, điều chỉnh tăng tần suất đối với các tuyến buýt hiện đang kết nối với ga Cát Linh: Tuyến số 90 từ 20 - 25 phút/lượt lên 15 - 20 phút/lượt; tuyến số 99 từ 20 - 25 phút/lượt lên 15 - 20 phút/lượt; tuyến số 50 từ 16 - 17 - 20 phút/lượt lên 15 - 20 phút/lượt; tuyến số 25 từ 12 - 20 - 25 phút/lượt lên 10 - 15 - 20 phút/lượt.
“Theo phương án được thành phố phê duyệt, chúng tôi đã xây dựng lộ trình mở mới các tuyến buýt kết nối theo các giai đoạn và sẽ bám sát thực tiễn, nhu cầu đi lại của hành khách để điều chỉnh dịch vụ cụ thể, theo hướng thuận tiện nhất cho hành khách”, ông Phương cho hay.
End of content
Không có tin nào tiếp theo