Kiểm tra định kỳ về phát thải khí thải: Tránh lãng phí và giải quyết vấn nạn ô nhiễm
Sắp công bố quy hoạch tỉnh Long An / Đề xuất điều chỉnh giá điện 3 tháng/lần: Chuyên gia, doanh nghiệp nói gì?
Việc kiểm soát khí thải xe mô tô gắn máy được nâng lên đặt xuống nhiều năm nay bởi một lý do khá nhạy cảm là lo ngại làm tăng chi phí của người dân, nhất là một bộ phận lớn người kém may mắn, yếu thế trong xã hội đang mưu sinh bằng xe "cũ nát". Tuy nhiên, đi kèm với đô thị hóa, sự gia tăng của mật độ giao thông thì khối lượng lớn xe cũ nát này đang tạo ra áp lực lớn đối với chất lượng không khí, đặc biệt là tại các thành phố lớn.
Một bộ phận lớn người yếu thế trong xã hội đang mưu sinh bằng xe "cũ nát".
Ông Đinh Trọng Khang - PGĐ Viện chuyên ngành Môi trường, Viện Khoa học Công nghệ Giao thông vận tải nhìn nhận: "Lượng xe máy của Hà Nội hiện nay là khoảng trên trên 6 triệu chiếc. Trong đó lượng xe máy cũ thì chiếm tới khoảng 70%. Lượng xe máy cũ này có xu hướng là phát thải vượt tiêu chuẩn".
Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Lệ Thu - Chuyên gia cao cấp của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho hay: "Về giao thông, chúng tôi phát hiện 25% lượng bụi ở Hà Nội xuất phát từ giao thông".
Hà Nội kiểm tra ngẫu nhiên khí thải của trên 5.200 xe có tuổi đời trên 5 năm cho thấy các phương tiện này có xu hướng phát thải vượt giới hạn cho phép. Cụ thể, tỷ lệ xe không đạt tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 6438:2018) mức 1 là hơn 54% và không đạt mức 2 là trên 60%.
Còn ở TP Hồ Chí Minh, đô thị lớn nhất cả nước, tính đến tháng 9/2020, trên địa bàn TP có khoảng 7,4 triệu xe máy, trong đó lượng xe sử dụng trên 10 năm chiếm tới 67,89%. Số lượng xe máy đang lưu hành gần bằng 10 lần số lượng ô tô và chiếm tới khoảng 90% tổng lượng phương tiện giao thông cơ giới. Xe máy còn gây ô nhiễm nghiêm trọng khi vẫn chạy với tiêu chuẩn chuẩn Euro 2 (mức gây ô nhiễm môi trường nặng nề) từ hàng chục năm qua.
End of content
Không có tin nào tiếp theo