Kinh tế Việt Nam tăng trưởng ấn tượng - Sức bật của nền kinh tế thời kỳ hậu COVID-19
Bão Nuro sắp đổ bộ, khẩn cấp bảo đảm an toàn cho 10 tàu hàng nội địa đang neo đậu ở vịnh Đà Nẵng / Tiền Giang: Khởi tố vụ án vi phạm quy định về đấu thầu liên quan đến Việt Á
Việt Nam có mức tăng trưởng kinh tế cao nhất khu vực Đông Á - Thái Bình Dương. Báo cáo cập nhật của Ngân hàng Thế giới đánh giá đây là mức tăng trưởng ấn tượng, cho thấy sức chống chịu, sức bật của nền kinh tế thời kỳ hậu COVID-19.
7,2% là con số tăng trưởng kinh tế Việt Nam được Ngân hàng Thế giới dự báo trong Báo cáo cập nhật kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương tháng 10. Đây là mức tăng trưởng kinh tế cao nhất khu vực Đông Á - Thái Bình Dương. Tăng trưởng ở hầu hết các quốc gia trong khu vực Đông Á - Thái Bình Dương đã phục hồi từ nửa đầu năm nay, riêng Trung Quốc bị lỡ đà tăng trưởng. Tăng trưởng toàn khu vực được Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo sẽ chững lại còn 3,2% trong năm nay và đạt 4,6% trong năm tới.
Ngân hàng Thế giới công bố báo cáo cập nhật kinh tế
Báo cáo cho rằng hầu hết các nước trong khu vực Đông Á - Thái Bình Dương đều giảm tăng trưởng. Báo cáo hồi tháng 4 dự báo khu vực này năm nay sẽ tăng 7,5%, nhưng giờ đây mức tăng chỉ là 5% và năm ngoái, tăng 7,5%. Trung Quốc, chiếm 86% tỷ trọng kinh tế của 23 nước trong khu vực, năm nay tăng trưởng 2,5%, trong khi dự báo hồi tháng 4 là tăng 5% và dự báo sang năm 2023, tăng trưởng của Trung Quốc là 4.5%.
Điểm sáng cần ghi nhận là các nước khu vực Đông Á - Thái Bình Dương có mức lạm phát thấp hơn.
Các chuyên gia ngân hàng thế giới phân tích, các nước có được sự tăng trưởng, dựa vào 3 yếu tố, là tiêu dùng cá nhân tăng trưởng trở lại; nhu cầu trên toàn cầu về hàng hóa và sản phẩm xuất khẩu vẫn tăng trưởng tốt và thứ ba là chính sách tiền tệ và tài khóa được coi là phù hợp,tuy áp lực thắt chặt cho thể gia tăng.
Báo cáo này cũng đi sâu phân tích một số nguy cơ đối với tăng trưởng bền vững tại Đông Á - Thái Bình Dương, bao gồm nguy cơ giảm tốc tăng trưởng do các nền kinh tế lớn thế giới tăng chậm lại; Nguy cơ lạm phát và vấn đề nợ nước ngoài của một số nước; giá năng lượng tăng buộc các nước phải quay trở lại với các nguồn năng lượng truyền thống, nhiên liệu hóa thạch, và ảnh hưởng đến lộ trình thay thế nguồn nhiên liệu này.
Ngân hàng trung ương của một loạt nước trên thế giới như Indonesia, Philippines, Na Uy, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Nam Phi, Anh vừa đồng loạt thông báo về việc tăng lãi suất sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ FED tăng lãi suất 0,75 điểm phần trăm vào tuần trước.
Ngân hàng Thế giới vừa đưa ra cảnh báo, nguy cơ rủi ro đối với kinh tế thế giới, khi nhiều ngân hàng trung ương của các nước công bố lãi suất ở mức cao nhất trong 50 năm qua.
Ngân hàng Thế giới cảnh báo rủi ro kinh tế toàn cầu
Các chuyên gia của Ngân hàng thế giới lo ngại rằng, việc ngân hàng trung ương các nước tăng lãi suất trên diện rộng, thiếu sự phối hợp và tính toán tới các tác động tới nhu cầu toàn cầu, có thể dẫn tới các tổn hại không đáng có đối với kinh tế thế giới.
Ngân hàng thế giới cho rằng, việc ngân hàng trung ương của từng nước đưa ra các biện pháp riêng nhằm kiểm soát lạm phát một cách hiệu quả ở trong nước, là cần thiết, song cũng không loại trừ các biện pháp này sẽ đẩy nền kinh tế thế giới vào cuộc suy thoái cao hơn. Vì vậy, các nước cần tham khảo cách thức các nền kinh tế lớn trên thế giới đã cùng hạ giá đồng đô la Mỹ vào giai đoạn 1985-1987 để có thể đưa ra sự phối hợp nhằm giảm thiểu rủi ro cho các nền kinh tế thế giới.
Ngân hàng thế giới cũng cho rằng, FED là cơ quan đóng vai trò chính trong việc thúc đẩy tăng lãi suất trên quy mô toàn cầu, vì vậy, FED cần xem xét tác động của việc tăng lãi suất tại Mỹ đối với phần còn lại của thế giới.
Từ đầu năm tới nay, trong bối cảnh đồng tiền nhiều nước mất giá rất mạnh so với đồng USD, đồng tiền Việt Nam vẫn thuộc nhóm ít mất giá nhất so với khu vực và thế giới. Tuy nhiên, "ổn định không có nghĩa là cố định" mà phải theo sát mọi diễn biến để điều hành phù hợp với biến động của thế giới.
Mục tiêu là ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn, vẫn tiếp tục là ưu tiên xuyên suốt, vừa trước mắt, vừa lâu dài. Thách thức cả trong và ngoài nước thời gian tới cũng không nhỏ nên trong bối cảnh này chỉ đạo được Thủ tướng Chính phủ đề ra là chúng ta không bó tay, không ngồi chờ, không khuất phục trước khó khăn mà đi tìm sự ổn định trong sự bất định; đi tìm sự chủ động trong thế bị động; đi tìm ổn định và nhất quán trong chuyển đổi và xáo trộn; thiết lập công cụ quản lý rủi ro trong suy thoái và khủng hoảng là thuộc tính không thể thiếu trong kinh tế thị trường.
Chương trình Vấn đề hôm nay phát sóng ngày 27/9 với khách mời là ông Andrea Coppla, Kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam sẽ có những đánh giá, trao đổi cụ thể về sự tăng trưởng ấn tượng của kinh tế Việt Nam thời gian vừa qua. Mời quý vị và các bạn theo dõi!
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vận hành tàu 'hoàng hậu', xây dựng Đà Lạt - Trại Mát thành tuyến đường sắt đẹp nhất Việt Nam
Đà Nẵng: Tặng quà cho người dân và du khách trong đêm Noel
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất mức trích chi phí quản lý BHXH, bảo hiểm thất nghiệp tối đa 1,44%
Đại hội đồng LHQ thông qua 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng
Quỹ 'Vì cuộc sống tươi đẹp' được vinh danh
Quảng Nam – Đà Nẵng: Nguy cơ thiếu nước trong năm 2025 ở mức cao