Tin tức - Sự kiện

Lao động qua đào tạo thay thế lao động phổ thông

Việt Nam chủ yếu vẫn cung cấp lao động phổ thông đi làm việc tại nước ngoài, chỉ dưới 10% là lao động có tay nghề...

Đà Nẵng: Tập trung chỉ đạo triển khai Luật Cư trú / Báo chí trong thời đại công nghệ


Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu hỗ trợ lao động bị cắt giảm đơn hàng sau phản ánh của VTV News - Ảnh 1.
Ảnh minh họa

Tại lớp đào tạo nghề hệ cao đẳng, học viên được học hoàn toàn bằng tiếng Nhật. Giáo viên, giáo trình đều mang từ công ty Toyota Nhật Bản sang. Sau khi tốt nghiệp, các học viên sẽ được sang Nhật làm việc tại nhà máy Toyota Achi với thời hạn từ 3 đến 5 năm theo diện kỹ sư tùy theo nguyện vọng.

Khác với lao động phổ thông, những lao động đã qua đào tạo nghề sẽ đủ điều kiện về ngôn ngữ, trình độ để làm việc trong nhà máy của Nhật, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe và có mức lương hấp dẫn.

Sau 3 năm đào tạo, trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội đã có 50 học viên được chọn sang Nhật Bản làm việc với đúng ngành nghề đã đào tạo.

Khi tham gia các chương trình đào tạo này, người học được cam kết đầu ra rõ ràng, có địa chỉ nước đến, mức lương cạnh tranh và vị thế là lao động kỹ thuật. Chiến lược đào tạo mới này của các trường nghề đang mở lối đi mới cho các lao động muốn đi làm việc ở nước ngoài.

Vừa nói tiếng nước ngoài trôi chảy, vừa có tay nghề cao thì thu nhập cũng sẽ tăng theo.

 

Những năm qua, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành liên quan ban hành văn bản quy định chi tiết để hướng dẫn việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, ngoại ngữ cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng nhằm đáp ứng yêu cầu của các nước tiếp nhận lao động.

Ngoài học nghề, các học viên tham gia các chương trình đào tạo để đi làm ở nước ngoài được học song song cả ngôn ngữ chất lượng cao.

Đào tạongoại ngữ cholao động đi làm việc ở nước ngoài

Thay vì đào tạo định hướng chỉ trong 3 tháng, công ty JHL tổ chức đào tạo thêm tiếng Nhật cho học viên: 3 tháng tại Việt Nam và học online 1 năm sau khi sang Nhật. Hết thời gian này, người lao động có thể đạt được trình độ cao đẳng Nhật ngữ.

Muốn hội nhập nhanh và tiếp thu kỹ năng làm việc tốt, người lao động bắt buộc phải thành thạo ngôn ngữ nước đến. Ý thức được điều này nên các học viên cũng rất cố gắng trong quá trình đào tạo.

 

Khi kinh tế trong nước phát triển, mỗi tháng thu nhập từ 12 - 15 triệu không phải là khó đối với một lao động có tay nghề thì mục tiêu của người lao động ra nước ngoài làm việc phải cao hơn con số này ít nhất 2 lần. Muốn đạt được điều đó, không có cách nào khác họ phải học để vừa có ngoại ngữ, vừa có tay nghề vững vàng trước khi đi. Đây là cơ hội việc làm tốt cho những lao động có trình độ đồng thời cũng là nguồn để đào tạo nhân lực có chất lượng cao cho đất nước trong những năm tới.

Hoạt động đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài chỉ thành công khi chất lượng nguồn nhân lực và ý thức của người lao động được nâng cao.

Những năm trước, mục tiêu của hầu hết người lao động đi làm việc ở nước ngoài chỉ nhằm kiếm một khoản tiền làm vốn. Do đó, đối tượng đăng ký hầu hết là lao động phổ thông, chỉ được đào tạo những kiến thức sơ đẳng. Giờ đây, khi kinh tế trong nước đã phát triển, lao động đi làm việc ở nước ngoài còn có mục tiêu học tập kỹ năng, kinh nghiệm để khi trở về tiếp tục công việc, đóng góp cho quê hương, đất nước

Lao động trở về đáp ứng nhu cầu trong nước

Có nghề hàn với trình độ từ mức 2-6G, những lao động này sẽ có 1 năm làm việc tại các nhà máy chỉ định trước, sau đó họ được tự lựa chọn công việc mình muốn như người bản địa. Sau khoảng 3-5 năm làm việc tại nước ngoài, kỹ năng và kinh nghiệm đủ cho họ có được một vị trí việc làm tốt trong các nhà máy ở Việt Nam.

 

Tình trạng khát lao động kỹ thuật trong các nhà máy vẫn diễn ra phổ biến từ nhiều năm nay. Trong khi đó, mỗi năm có lao động từ nước ngoài trở về. Nếu tận dụng được nguồn lao động này sẽ không mất thời gian đào tạo lại vì họ đã trải qua quá trình làm việc với những tiêu chuẩn khắt khe của các nước phát triển.

Các đối tác tuyển dụng lao động ở nước ngoài đang dần thay thế việc tuyển lao động phổ thông sang tuyển lao động kỹ thuật. Đối với một nước đang phát triển và thiếu nhiều lao động kỹ thuật như Việt Nam thì đây là cơ hội tốt để người lao động được rèn luyện, học hỏi trước khi trở về tiếp tục làm việc, cống hiến cho đất nước.

Năm nay, mục tiêu của Việt Nam đưa khoảng 110.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Song song với việc mở thêm các thị trường mới thì việc nâng cao chất lượng người lao động đi làm việc ở nước ngoài cũng cần được chú trọng, nhằm đáp ứng yêu cầu của bên tiếp nhận lao động và chuẩn bị cho việc sử dụng nguồn lao động này khi trở về.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm