Lộ trình chuyển đổi sản xuất nhiệt điện than sang các giải pháp thay thế bền vững
Phòng chống hạn, mặn: Thích ứng 'thuận thiên' / Chính thức: EVN được điều chỉnh giá điện 3 tháng/lần
Mục tiêu của cuộc họp là cung cấp thông tin cập nhật về chính sách và công nghệ cho quá trình chuyển đổi các nhà máy nhiệt điện than; kinh nghiệm quốc tế về công nghệ tốt nhất hiện có (BAT); chi phí, lợi ích và tác động tiềm tàng của quá trình chuyển đổi, đồng thời thảo luận phương án cho việc ngừng hoạt động, chuyển đổi mục đích sử dụng và cải tạo các loại hình nhà máy nhiệt điện than khác nhau.
Cuộc họp tạo điều kiện cho sự kết nối giữa chủ đầu tư của các·nhà máy điện với nhà đầu tư tiềm năng và các tổ chức tài chính để tìm hiểu cơ hội đầu tư trong tương lai cho quá trình chuyển đổi của các nhà máy điện than.
Cuộc họp quy tụ các bên liên quan quan trọng đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm các cơ quan chức năng Việt Nam, thành viên của Nhóm các đối tác quốc tế (IPG) và Liên minh Tài chính Glasgow vì Mục tiêu Phát thải ròng bằng "0" (GFANZ), các nhà máy nhiệt điện than, các tổ chức tài chính, ngân hàng, nhà đầu tư, đối tác phát triển và các tổ chức phi chính phủ để thảo luận kết quả của một nghiên cứu điển hình toàn diện.
Nghiên cứu đưa ra lộ trình chuyển đổi khả thi cho các nhà máy nhiệt điện than lớn của Việt Nam, cụ thể là các nhà máy Phả Lại, Cao Ngạn và Vân Phong.
Nghiên cứu đánh giá tác động, chi phí và lợi ích tiềm tàng của các phương án chuyển đổi năng lượng khác nhau. Các chiến lược như, đồng đốt sinh khối, chuyển đổi sang điện khí LNG và tích hợp các nguồn tài nguyên tái tạo đã được đánh giá cùng với công nghệ tiên tiến như, Hệ thống lưu trữ năng lượng bằng pin (BESS) và Thu hồi, sử dụng và lưu trữ carbon (CCUS).
Đại diện Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cũng trình bày kinh nghiệm của Indonesia và Philippines về cơ chế chuyển đổi năng lượng. Đại diện Ngân hàng Thế giới chia sẻ kết quả nghiên cứu bước đầu về các giải pháp chuyển đổi cho nhà máy nhiệt điện than Ninh Bình.
Tại cuộc họp, đại biểu thảo luận về các thông lệ quốc tế tốt nhất, tiến bộ công nghệ và mô hình tài chính để hỗ trợ quá trình chuyển đổi năng lượng của Việt Nam.
"Sự phụ thuộc của chúng ta vào sản xuất điện than đặt ra những thách thức đáng kể đối với sự phát triển bền vững và an ninh năng lượng. Việc loại bỏ dần điện than là điều cần phải làm chứ không phải một lựa chọn, nhằm giảm lượng phát thải các bon cho nền kinh tế Việt Nam và đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0" bà Ramla Khalidi, Trưởng đại diện thường trú UNDP Việt Nam cho biết.
Bà Ramla nhấn mạnh tầm quan trọng của những nỗ lực phối hợp giữa các bên nhằm giảm thiểu những thách thức này và sự cần thiết của một quá trình chuyển đổi công bằng và toàn diện.
"Một số lượng lớn công nhân lao động trực tiếp hoặc gián tiếp trong các hoạt động khai thác than, vận tải và sản xuất điện, đặc biệt là ở các vùng sâu vùng xa, có thể bị ảnh hưởng bởi việc ngừng sử dụng than. Điều quan trọng là phải cung cấp các hỗ trợ về đào tạo lại và tái đào tạo kỹ năng cho những người lao động và cộng đồng bị ảnh hưởng, đồng thời cần thiết để đảm bảo sự tham gia của họ và hưởng lợi từ quá trình chuyển đổi này", bà Ramla nói.
Khi Việt Nam hướng tới đạt được mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050, kết quả của cuộc họp kỹ thuật này được kỳ vọng góp phần đáng kể trong việc hình thành lộ trình chuyển đổi năng lượng công bằng, bình đẳng ở Việt Nam và xa hơn thế nữa.
End of content
Không có tin nào tiếp theo