Ngân hàng Nhà nước đã có dự thảo Thông tư tái cơ cấu nợ hỗ trợ bà con sau bão
Chính phủ Việt Nam khẳng định tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Thái Lan đầu tư / Khắc phục 'thẻ vàng' IUU: Hỗ trợ kinh phí lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá
Đặc biệt, liên quan tới việc triển khai Nghị quyết 143/NQ-CP của Chính phủđược xem là lực đẩy quan trọng cho các doanh nghiệp phục hồi sau bão lũ, bà Nguyễn Thị Hồng cho biết: SBV đã dự thảo Thông tư tái cơ cấu nợ và xin ý kiến rộng rãi của các doanh nghiệp, người dân.
“Phía SBV đã có văn bản xin ý kiến của Bộ Tư pháp để ban hành Thông tư theo hướng rút gọn; chỉ đạo các ngân hàng thương mại (NHTM) chủ động tính toán các phương án hỗ trợ, xem xét cơ cấu lại nợ, miễn giảm lãi vay, thiết kế các gói tín dụng mới”, bà Nguyễn Thị Hồng cho biết.
Hiện, các TCTD trong hệ thống tích cực rà soát đánh giá thiệt hại; đồng thời chủ động có các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp bị tác động bởi cơn bão.
Trước đó, lãnh đạo SBV đã trực tiếp khảo sát ở 2 tỉnh Hải Phòng, Quảng Ninh; tổ chức làm việc với các TCTD để bàn các giải pháp; tổ chức Hội nghị trực tuyến với hệ thống ngân hàng, mời UBND 26 tỉnh, thành phố. Tính đến thời điểm này, có 32 TCTD đã công bố các gói tín dụng để hỗ trợ với lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay thông thường 0,5 -2%. Tổng trị giá các gói là 405.000 tỷ đồng.
Với các bộ, ngành, địa phương, NHNN đề xuất các bộ, ngành, cơ quan báo cáo cấp có thẩm quyền để bố trí nguồn vốn cho các chương trình tín dụng chính sách đang được thực hiện ở Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) để bổ sung nguồn vốn thực hiện chương trình tín dụng. Trường hợp cần thiết, các bộ, ngành cần trình Thủ tướng để bổ sung chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho NHCSXH năm 2024 - 2025.
“UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các sở, ban, ngành phối hợp với các ngân hàng nắm bắt tình hình, hoàn thiện thủ tục hồ sơ vay nợ, khoanh nợ cho doanh nghiệp, người dân, tổng hợp báo cáo Thủ tướng, Bộ Tài chính, SBV để thực hiện”, Thống đốc SBV kiến nghị.
Ở góc độ ngân hàng thương mại (NHTM), ông Hồ Nam Tiến - Tổng Giám đốc LPBank cho biết:Đối với các cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi bão, LPBank đề xuất thêm các chính sách hỗ trợ như cơ cấu lại thời gian trả nợ, hỗ trợ giảm lãi suất, giúp họ sớm khắc phục hậu quả sau bão; cần cân nhắc việc tiếp tục gia hạn Thông tư 02/2023 về cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ, đồng thời bổ sung thêm đối tượng khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão vào danh sách được hỗ trợ.
Phía LPBank đang áp dụng giảm lãi suất vay từ 0,5- 2%/năm cho các khách hàng chịu ảnh hưởng bởi Yagi. Quy mô dư nợ áp dụng giảm lãi suất của chương trình lên tới 29.700 tỷ đồng cho hơn 63.200 khách hàng ở các khu vực, địa phương chịu thiệt hại bởi bão lũ; đồng thời áp dụng các giải pháp cơ cấu nợ, giãn nợ phù hợp.
"Dù còn nhiều thách thức phía trước, nhưng sự chỉ đạo sát sao và các giải pháp thiết thực từ Chính phủ, các bộ, ngành và SBV, LPBank tin tưởng kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục có sự tăng trưởng cao và bền vững trong thời gian tới”, ông Hồ Nam Tiến kỳ vọng.
"Cần xem xét gia hạn Thông tư 06/2024/TT-NHNN ngày 18/06/2024 đến 30/06/2025;đồng thời có hướng dẫn thêm về việc TCTD phân bổ lãi phải thu, phải thoái;cho phép xây dựng lộ trình thực hiện đối với điểm b khoản 5 điều 4 về mức trích lập dự phòng cụ thể...", Tổng Giám đốc VPBank Nguyễn Đức Vinh kiến nghị.
Để tiếp sức cho khách hàng nhanh chóng khắc phục hậu quả sau bão Yagi, ABBank đang giảm lãi cho vay lên tới 1,5%/năm cho các khách hàng cá nhân có khoản vay sản xuất, kinh doanh tại ngân hàng.
Cụ thể: ABBank giảm đến 1,5% lãi suất trong vòng 6 tháng kể từ thời điểm áp dụng đối với khách hàng vay sản xuất kinh doanh trung/dài hạn. Khách hàng vay sản xuất kinh doanh ngắn hạn, tùy theo mức độ bị thiệt hại sẽ được áp dụng giảm đến 0,7%/năm lãi suất trong toàn bộ thời gian còn lại của khoản vay hiện hữu cho đến ngày đáo hạn.
Bà Nguyễn Thị Hương – Phó Tổng Giám đốc ABBank chia sẻ: “Chúng tôi mong chính sách hỗ trợ này sẽ góp phần tạo điều kiện thuận lợi để các khách hàng chịu ảnh hưởng, thiệt hại do Yagi có thể nhanh chóng ổn định cuộc sống, khắc phục hậu quả sau bão và khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh”. Ngoài các chương trình ưu đãi lãi suất cho vay, ABBank cũng tiếp tục chủ động rà soát thiệt hại của khách hàng đang vay vốn để kịp thời đưa ra những biện pháp hỗ trợ như: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay, tiếp tục cho vay mới khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão.
“Ở góc độ kinh doanh, các ngân hàng có thể đối mặt với những khó khăn không nhỏ, khả năng lợi nhuận có thể giảm. Tuy nhiên, các ngân hàng vẫn có thể thực hiện giải pháp hợp lý để giảm thiểu những ảnh hưởng. Chẳng hạn, có thể phân loại tình trạng của khoản nợ, có khoản có khả năng phục hồi; có khoản không có khả năng phục hồi, từ đó có các phương án giải quyết riêng cho từng tình trạng nợ”, TS. Châu Đình Linh - Giảng viên Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh cho biết.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đẩy mạnh hợp tác trong cộng đồng Pháp ngữ phát triển nông nghiệp bền vững
Sóc Trăng có tân giám đốc công an tỉnh
Đà Nẵng: Phẫu thuật laser bóc u tuyến tiền liệt nặng 120g cho cụ ông 95 tuổi
Đường hoa xuân Menas Mall 2025: Hành trình gắn kết, khơi nguồn thịnh vượng
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đối thoại với WEF về đổi mới sáng tạo
Bên lề WEF Davos 55: Đầu tư công nghệ cao tại Việt Nam - Cất cánh trong kỷ nguyên thông minh