Tin tức - Sự kiện

Ngành Đường sắt 'xoay xở' đảm bảo kinh doanh có lãi hơn 320 tỷ đồng

Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp vừa phê duyệt kế hoạch sản xuất, kinh doanh và đầu tư phát triển giai đoạn 2021 - 2025 của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR), trong đó đáng chú ý là chỉ tiêu đề ra giai đoạn 2023 - 2025 thoát lỗ, lãi 322,8 tỷ đồng.

Đại học Đông Á tặng 300 vé và 2 chuyến xe Tết cho sinh viên khó khăn miền Trung – Tây Nguyên / Dự báo thời tiết ngày 10/1/2024: Đón không khí lạnh, Hà Nội mưa rét

Đảm bảo chỉ tiêu doanh thu

Theo kế hoạch sản xuấtkinh doanh và đầu tư phát triển 5 năm (giai đoạn 2021 - 2025) của VNR được phê duyệt,giai đoạn này, chỉ tiêu đề ra là VNRphải đạt doanh thu 39.544 tỷ đồng, tổng lợi nhuận trước thuế âm 866,6 tỷ đồng. Riêng giai đoạn 2021 - 2022 âm hơn 1.193tỷ đồng, giai đoạn 2023 - 2025 thoát lỗ, lãi 322,8 tỷ đồng.

Chú thích ảnh
Ngành Đường sắt đặt mục tiêu kinh doanh có lãi giai đoạn 2023 - 2025.

Trong đó, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp yêu cầu Công ty mẹ - VNRphải đạt doanh thu 26.190 tỷ đồng, tổng lợi nhuận trước thuế âm 1.237 tỷ đồng, gồm: Giai đoạn 2021 - 2022 âm 1.250 tỷ đồng, giai đoạn 2023 - 2025 thoát lỗ, lãi 13 tỷ đồng.Giai đoạn 2021 - 2025, tổng nhu cầu vốn đầu tư cho dự án nhóm A, B của VNR là 2.590tỷ đồng, dự án nhóm C của VNR bình quân 70 tỷ đồng/năm từ năm 2024 - 2025.

Để hoàn thành nhiệm vụ trên, VNRcó trách nhiệm triển khai Đề án cơ cấu lại đến năm 2025 ngay sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đảm bảo tiến độ, đúng các yêu cầu, mang lại hiệu quả thiết thực.

Về giải pháp, Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp yêu cầu, sau khi Đề án "Quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư" được phê duyệt, VNR phải đẩy mạnh công tác xã hội hóa, thu hút các nguồn vốn đầu tư cho kinh doanh vận tải và đầu tư vào kết cấu hạ tầng đường sắt; phối hợp với các bộ, ngành liên quan lập kế hoạchđầu tư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Bên cạnh đó, VNR tập trung các giải pháptriển khai kế hoạch đầu tư phát triển nguồn ngân sách Nhà nước hàng năm và trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 theo đúng tiến độ, đảm bảo sớm đưa các công trình đường sắt vào khai thác, tăng năng lực vận tải hàng hóa, hành khách thông qua khu đoạnHà Nội- TP Hồ Chí Minh; đồng thời, triển khai Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc Nam và các dự án đường sắt quan trọng quốc gia để phấn đấu được phê duyệt trong giai đoạn 2024 - 2025.

Đặt mục tiêu vận chuyển 27,5 triệu khách/năm

 

Giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đặt mục tiêu Đường sắt vận chuyển 27,5 triệu khách/năm. Cụ thể, mục tiêu đề ra đến năm 2030, vận tải hàng hóa, hành khách khối lượng lớn, cự ly từ trung bình đến dài với khối lượng hàng hóa đạt 11,8 triệu tấn/năm (chiếm 0,27% thị phần các loại hình vận tải), khối lượng hành khách đạt 21,5 triệu khách/năm (1,87% thị phần).

Riêng vận tải đường sắt tốc độ thường, chiến lược đề ra mục tiêu đảm bảo khối lượng vận chuyển hàng hóa đạt 15,1 triệu tấn/năm; hành khách đạt 27,5 triệu khách/năm; hành khách 10,92 tỷ khách.km/năm.Về kinh doanh hạ tầng đường sắt, VNR nghiên cứu, xây dựng phương án đầu tư nâng cấp thí điểm các khu ga được giao vốn ở đô thị lớn theo hướng khu ga kết hợp trung tâm thương mại dịch vụ, đưa vào khai thác sử dụng các công trình mới được đầu tư nâng cấp cải tạo tại các ga được giao vốn, phấn đấu đạt doanh thu từ dịch vụ hỗ trợ vận tải và dịch vụ ngoài vận tải đạt khoảng 1.500 tỷ đồng/năm.

Để đạt được các mục tiêu này, VNR thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, về vận tải, đẩy mạnh công tác quản lý, chăm sóc khách hàng; phát triển thị trường, nâng cao chất lượng phục vụ hành khách theo từng phân khúc; tự triển khai hoặc hợp tác, liên doanh, liên kết khai thác thị trường thế mạnh, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ đường sắt, thu hút hơn nữa hành khách đi tàu; đồng thời, tận dụng chất lượng hạ tầng mới được nâng cấp, cải tạo, để rút ngắn thời gian chạy tàu khách, tăng cường kết nối với hệ thốngđường sắt đô thị, đầu mốigiao thôngđể tăng lượng hành khách trung chuyển.

Về hàng hóa, VNR chú trọng tăng tối đa khối lượng vận tải tại các khu công nghiệp, nhà máy; tăng cường vận tải container; thúc đẩy các hoạt động logistics; khai thác tối đa năng lực chạy tàu tuyến Đông Tây chuyên chở luồng hàng liên vận quốc tế.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm