Tin tức - Sự kiện

Ngành thủy sản nhận diện cơ hội và thách thức năm 2023

Ngành thủy sản thẳng thắn nhìn nhận những cơ hội và thách thức để giữ đà tăng trưởng trong năm 2023.

Giải pháp căn cơ giúp ổn định thị trường lao động / [INFORGRAPHIC] Xuất khẩu dệt may cán đích ngoạn mục

Kỷ lục về kim ngạch xuất khẩu năm nay của ngành thủy sản dự kiến đạt 11 tỷ USD. Riêng kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 4,3 tỷ USD, cá tra đạt 2,4 tỷ USD và cá ngừ chạm mốc 1 tỷ USD. Đây là nỗ lực không nhỏ của các doanh nghiệp trong ngành, đồng thời cho thấy sự ưa chuộng của quốc tế với sản phẩm thủy, hải sản Việt Nam.

135 triệu USD là doanh thu xuất khẩu dự kiến sẽ đạt được trong năm nay của Công ty CP Thủy sản và thương mại Thuận Phước, tăng khoảng 35% so với năm 2021. Tuy nhiên, 2023 sẽ là một năm đầy thách thức đối với doanh nghiệp khi đặt mục tiêu duy trì mức doanh thu tương ứng.

"Doanh số xuất khẩu bị chững lại khi khách hàng từ chối đặt hàng do sức mua của người dân ở nước họ sụt giảm nghiêm trọng", ông Trần Văn Lĩnh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thủy sản và thương mại Thuận Phước, Đà Nẵng, cho biết.

Ngành thủy sản nhận diện cơ hội và thách thức năm 2023 - Ảnh 1.

Kim ngạch xuất khẩu năm nay của ngành thủy sản dự kiến đạt 11 tỷ USD. (Ảnh: TTXVN)

Theo các doanh nghiệp, đứng trước khó khăn, đây là thời điểm doanh nghiệp tự tái cơ cấu, quản trị hàng tồn kho tốt hơn, đầu tư tập trung khi vốn tín dụng có hạn. Hiện lĩnh vực chế biến thủy sản Việt Nam có chỗ đứng nhất định trên thế giới, do đó doanh nghiệp đang chuyển hướng chiếm lĩnh thị phần cao cấp để nâng tỷ suất lợi nhuận cho các sản phẩm chế biến.

"Chúng ta thuận lợi hơn trong việc chiếm lĩnh thị phần cao cấp. Ở khúc thị phần này, tỷ suất lợi nhuận tốt hơn, người nuôi an tâm duy trì, mở rộng vùng nuôi. Con tôm mặc dù khó khăn, nhưng năm 2023 doanh số kim ngạch xuất khẩu sẽ không thua năm 2022", ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thực phẩm Sao Ta, Sóc Trăng, đánh giá.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, để giữ đà tăng trưởng, chiến lược ngành thủy sản năm 2023 sẽ chuyển dần từ khai thác, đánh bắt sang nuôi trồng, chế biến sâu để duy trì đà tăng trưởng bền vững. Quan trọng, đời sống nông, ngư dân được nâng cao sẽ góp phần thực hiện thành công chiến lược phát triển thủy sản đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

"Phát triển thủy sản bền vững là căn cốt nhất, đồng thời làm tốt bảo tồn, chế biến theo công nghệ cao, thêm giá trị gia tăng gắn với xúc tiến thị trường, đi theo chuỗi khép kín, thì chúng ta sẽ có sự phát triển bền vững, khẳng định đạt được mục tiêu chiến lược đề ra", Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chiến lược nuôi trồng thủy sản từ nay tới năm 2030 là 7 triệu tấn/năm, năm nay đã đạt trên 4,7 triệu tấn, tăng gần 7,2% so với cùng kỳ. Ở chiều ngược lại, số lượng khai thác chỉ có 2,8 triệu tấn, tương đương giảm 2,1%.

 

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm