Nghệ An: Hiệu trưởng có thể bị hạ bậc thi đua nếu để xảy ra bạo lực học đường
Đề án Sữa học đường: Trẻ thừa cân uống thêm sữa có dẫn tới béo phì? / Hà Nội: Hơn 1 triệu trẻ em thụ hưởng chương trình sữa học đường
Liên tiếp xảy ra các vụ việc liên quan đến bạo lực học đường, an ninh trường học trên địa bàn, chiều ngày 4/4, Sở GD&ĐT Nghệ An đã có công văn về tăng cường chỉ đạo, phòng chống và khắc phục tình trạng bạo lực học đường gửi Phòng GD&ĐT các huyện và các trường trực thuộc.
Ngày 31/3, trên mạng xã hội xuất hiện clip 1 nữ sinh bị 5 nữ sinh khác bắt quỳ xin lỗi, tát vào mặt. Sau đó, nữ sinh bị đánh được xác định là học sinh lớp 7, Trường THCS Diễn Hùng (huyện Diễn Châu, Nghệ An). 5 nữ sinh bắt bạn quỳ, có hành vi dùng tay tát vào má, quay clip tung lên mạng xã hội gồm 1 em học lớp 8, Trường THCS Diễn Hùng, 4 nữ sinh còn lại học lớp 8, Trường THCS Diễn Kim.
Sự việc chưa kịp lắng xuống thì ngày 2/4, một nam sinh lớp 5 Trường Tiểu học Cửa Nam 1 (TP Vinh, Nghệ An) dùng dao bấm gây thương tích cho bạn cùng khối vì mâu thuẫn.
Những vụ bạo lực học đường liên tiếp đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, hình ảnh nhà trường, tác động xấu đến môi trường giáo dục, gây lo lắng trong phụ huynh, học sinh và bức xúc trong dư luận xã hội.
Để khắc phục tình trạng trên, trong văn bản mới ban hành, Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An yêu cầu các phòng GD&ĐT, các đơn vị trực thuộc thực hiện nghiêm túc Nghị định 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường; khắc phục tình trạng vi phạm đạo đức nhà giáo và bạo lực học đường.
Bên cạnh đó, Sở GD&ĐT Nghệ An cũng yêu cầu các đơn vị kiểm tra, rà soát lại công tác quản lý và quy trình giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh tại các nhà trường; phát hiện những công đoạn còn xem nhẹ hoặc làm chưa chu đáo để kịp thời khắc phục.
Ngoài ra, cần thường xuyên nắm bắt tình hình, tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, công tác tư vấn tâm lý, nắm bắt diễn biến tư tưởng, đạo đức, lối sống của học sinh; phối hợp với công an và chính quyền địa phương kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, bạo lực học đường của học sinh trong và ngoài nhà trường.
Đặc biệt, trong thời gian tới, lãnh đạo Sở GD&ĐT Nghệ An yêu cầu Hiệu trưởng và giáo viên chủ nhiệm dành thời gian nhất định trong các tiết chào cờ, tiết sinh hoạt lớp để quán triệt, nhắc nhở các học sinh nội dung bạo lực học đường, an ninh, an toàn trường học, ứng xử có văn hóa. Sở GD&ĐT sẽ tổ chức thanh tra, kiểm tra thường xuyên hoặc đột xuất việc thực hiện quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường tại các đơn vị trong toàn ngành.
Khi xảy ra các vụ bạo lực học đường phải báo cáo ngay cho cơ quan quản lý cấp trên; nhanh chóng kiểm tra, xác minh làm rõ và có hình thức xử lý các tập thể, cá nhân liên quan một cách nghiêm túc, kịp thời, tuyệt đối không bao che, xem nhẹ hay xử lý thiếu khách quan.
Các trường có học sinh vi phạm về bạo lực học đường, Hiệu trưởng và giáo viên phụ trách lớp phải chịu trách nhiệm trước cấp trên vào cuối năm học, tùy theo mức độ có thể không xem xét thi đua hoặc bị hạ bậc thi đua.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Từ 1/1/2025 chính thức đổi khung giờ bắt buộc bật đèn xe, ai cũng phải biết kẻo bị phạt tiền
Hà Nội là địa phương dẫn đầu về chỉ số đổi mới sáng tạo năm 2024
Rút ngắn thời gian trả kết quả xét nghiệm
Trao Giải thưởng Báo chí tài nguyên và môi trường lần thứ VII
Thủ tướng Chính phủ: Đà Nẵng nghiên cứu, sớm triển khai hoạt động lấn biển