Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng I và những khó khăn đang phải đối mặt
Doanh nghiệp Đức đầu tư 2 dự án Nhà máy điện mặt trời tại Hà Tĩnh / Hà Tĩnh đầu tư trên 200 tỷ đồng xây cầu bắc qua sông La
Luôn trong tâm thế lo hết nguồn nguyên liệu
Sau hơn 6 năm hoạt động, Công ty Dầu khí Điện lực Hà Tĩnh đã trở thành đơn vị đi đầu trong sản xuất kinh doanh, bảo vệ môi trường, là một trong những doanh nghiệp cứu cánh duy trì việc làm ổn định cho gần ngàn lao động, tăng nguồn thu cho Hà Tĩnh. Tuy nhiên hà máy vẫn đang gặp nhiều khó khăn do sự cố bồi lắng tại cảng nhập than và xử lý xỉ than, làm ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất, kinh doanh.
Nhiệt điện Vũng Áng vượt qua đại dịch
Trước nguy cơ không đủ nguyên liệu để vận hành cho nhà máy, hơn 3 năm qua, Công ty Điện lực Dầu khí Hà Tĩnh đã nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép để được nhận chìm ở một vùng biển an toàn, đến Bộ TN&MT để nạo vét luồng lạch nhưng đến nay còn gặp vướng mắc về hành lang pháp lý.
Tại Khu kinh tế Vũng Áng, những năm qua, kinh phí không thiếu, nhưng tuyến luồng Vũng Áng vẫn chưa thể nạo vét theo đúng yêu cầu đề ra. Nguyên nhân là do địa phương chưa bố trí được điểm đổ thải. Việc tuyến luồng ngày một bồi lắng khiến các tàu ra vào khó khăn, ảnh hưởng rất lớn đến kinh doanh khai các nhóm cảng biển trong khu vực.Trong lúc chờ đợi giấy phép nạo vét cảng, Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 luôn trong tâm thế lo sợ nguy cơ hết nguồn nguyên liệu, dẫn đến ảnh hưởng sản xuất năng lượng điện.
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thổng cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được Chính phủ phê duyệt điều chỉnh ngày 24/6/2014, cảng biển Hà Tĩnh là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (Loại I), trong đó khu bến Vũng Áng là khu bến cảng tổng hợp có bến chuyên dùng phục vụ trực tiếp Khu kinh tế Vũng Áng và là một đầu mối cửa ngõ tiếp chuyển hàng quá cảnh cho Lào, Đông Bắc Thái Lan. Tuyến luồng này tiếp nhận các tàu trọng tải 30.000 - 50.000 tấn, tàu container sức chở đến 4.000 TEU; bến chuyên dùng nhập than cho tàu 30.000 - 100.000 tấn ở phía Bắc, bến xuất nhập sản phầm dầu cho tàu đến 15.000 tấn ở phía Nam khu bến tổng hợp.
Công nhân được kiểm tra phòng dịch Covid trước khi vào làm việc
Tuy nhiên, dù được nâng cấp thành luồng quốc gia, nằm trong những khu vực phát triển sôi động trong các nhóm cảng biển khu vực miền Trung, nhưng luồng Vũng Áng chưa được đầu tư, quan tâm đúng mức. Bởi vài năm gần đây, tuyến luồng Vũng Áng hầu hết chưa được nạo vét.
Khu vực cảng nước sâu Vũng Áng có độ sâu tự nhiên khá tốt từ 13,5 -17m, nhưng hiện đang bị ngày một bồi lắng nghiêm trọng nếu không có giải pháp để nạo vét chắc chắn một ngày nào đó luồng vào bến càng, luồng vào nhà máy sẽ cạn dần, lúc đó phải cần một khoàn ngân sách lớn để xử lý là đáng lo ngại.
Cần sớm tìm điểm đổ thải để thực hiện nạo vét
Cục trưởng Cục hàng hải Việt Nam đã nhiều lần trực tiếp làm việc với UBND tỉnh Hà Tĩnh đề nghị sớm tìm điểm đổ thải để thực hiện nạo vét. Nhưng đến nay, mọi việc vẫn chưa được triển khai, trong khi nguồn vốn đã đủ. Điều này khiến một số lượt tàu phải neo chờ ngoài xa xếp hàng chờ đợi (có nhiều tàu phải neo chờ gần cả tháng), gây khó khăn trong hoạt động kinh doanh với đối tác trong và ngoài nước khi tìm đến Cảng Vũng Áng để làm ăn với các doanh nghiệp cảng, trong đó có Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1.
Quy trình khép kín đảm bảo an toàn cho công nhân trong mùa dịch Covid
Được biết, từ ngày 11/5/2021, Bộ TN&MT đã có Công văn số 2209/BTNMT-VP gửi Công ty Điện lực Dầu khí Hà Tĩnh về việc Thông báo kết quả họp Hội đồng thẩm định hồ sơ thực hiện liên thông giải quyết TTHC của Dự án “Thi công nạo vét luồng, vùng đậu, quay tầu ra vào cảng, nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1” và hồ sơ đang được thực hiện liên thông giải quyết thủ tục thẩm định đánh giá tác động môi trường; hồ sơ cấp giấy phép nhận chìm ở biển, đề nghị giao khu vực biển để nhận chìm phải thực sự an toàn của Dự án.
Đồng thời Bộ sẽ chấp thuận phương án quy hoạch điểm nhấn chìm trong vòng bán kính. Đây là tín hiệu khả quan để Công ty Điện lực Dầu khí Hà Tĩnh tiếp tục sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả lớn hơn trong thời gian tới.
Nối tiếp thành công từ Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1, hiện nay công ty Điện lực Dầu khí Hà Tĩnh đang dồn sức thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, phấn đấu bàn giao mặt bằng các hạng mục quan trọng để nhà đầu tư triển khai khởi công xây dựng dự án Nhà máy Nhiệt điện 2 trên diện tích hơn 42 ha với tổng vốn đầu tư khoảng 2,2 tỷ USD, công suất 1.320 MW, gồm 2 tổ máy, được xây dựng trên diện tích 42 ha, thuộc 3 xã, phường: Kỳ Lợi, Kỳ Trinh và Kỳ Long, cách vị trí cầu cảng không xa.
Dự án dự kiến tạo việc làm cho hơn 3.000 lao động giai đoạn thi công và 300 lao động giai đoạn vận hành. Dự án có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo cung cấp điện cho phát triển kinh tế khu vực phía Bắc, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
5 triệu USD hỗ trợ Việt Nam phát triển đô thị bền vững
Tài năng 'nhí' trượt băng tốc độ Bảo Chi làm đại sứ truyền thông Amazfit Active
Vốn FDI là cơ hội nhưng không phải động lực chính cho kỷ nguyên vươn mình
Siêu lợi nhuận từ đa dạng hóa sản phẩm từ sen
Cơ cấu lại kinh tế vùng Đông Nam Bộ theo hướng hiện đại