Phê duyệt phục hồi Di tích quốc gia Óc Eo - Ba Thê và công nhận 2 bảo vật quốc gia tại đây
An Giang: Hàng trăm người tụ tập trong Beer Club không tuân thủ quy định chống dịch / An Giang: 116 Công an chính quy đảm nhiệm chức danh Trưởng Công an xã
Lãnh đạo tỉnh An Giang tặng bằng khen cho các gia đình có đất nằm trong Di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo - Ba Thê đã sớm cho Nhà nước khai quật khảo cổ và các cá nhân hiến tặng hiện vật Văn hóa Óc Eo.
Theo đó, Quyết định số 115/QĐ-TTg ngày 23/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo - Ba Thê xác định, Di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo - Ba Thê có tổng diện tích quy hoạch là 433,2ha gồm khu vực sườn và chân núi Ba Thê (khu A) có diện tích 143,9ha và khu vực cánh đồng Óc Eo (khu B) có diện tích 289,3ha. Mục tiêu của quy hoạch nhằm bảo vệ các điểm di tích, di vật đã phát lộ của Di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo - Ba Thê. Nghiên cứu, khảo sát, mở rộng phạm vi khảo cổ để hoàn thiện, chỉnh lý hồ sơ và bổ sung, làm rõ các giá trị liên quan đến di tích, nhất là trong mối liên hệ với các di tích, di chỉ khảo cổ học liên quan đến Văn hóa, Văn minh Óc Eo.
Đồng thời, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo - Ba Thê trở thành khu nghiên cứu khảo cổ học, để nhận diện đầy đủ và làm sáng tỏ giá trị của nền văn minh Óc Eo rực rỡ đã từng tồn tại, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, du lịch của huyện Thoại Sơn và tỉnh An Giang.
Qua đó, kết nối các điểm quan trọng của tỉnh An Giang và vùng Đồng bằng sông Cửu Long để hình thành các sản phẩm du lịch đặc thù về lịch sử - văn hóa, sinh thái sông nước, đồng quê, nông nghiệp và du lịch chuyên đề khảo cổ học Văn hóa Óc Eo. Giúp địa phương có định hướng quy hoạch, lộ trình và các nhóm giải pháp tổng thể quản lý, đầu tư, tôn tạo và phát huy giá trị Di tích Óc Eo - Ba Thê phù hợp với Quy hoạch được phê duyệt và các đồ án quy hoạch khác có liên quan.
Trải qua gần 80 năm kể từ ngày nền Văn hóa Óc Eo được phát hiện và định danh, với sự nỗ lực của Chính phủ, tỉnh An Giang, huyện Thoại Sơn, các chuyên gia, cơ quan chuyên môn khoa học Trung ương và các địa phương, kết quả khai quật khảo cổ di tích Óc Eo - Ba Thê của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã thu về hàng ngàn hiện vật có giá trị.
Phù điêu Phật Linh Sơn Bắc, niên đại thế kỷ thứ III-IV trước Công Nguyên và nhẫn Nandin Giồng Cát, niên đại thế kỷ V Trước Công Nguyên được công nhận bảo vật quốc gia.
Còn tại Quyết định số 2198/QĐ-TTg ngày 25/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận bảo vật quốc gia, đợt 10) gồm: Phù điêu Phật Linh Sơn Bắc, niên đại thế kỷ thứ III-IV trước Công Nguyên và nhẫn Nandin Giồng Cát, niên đại thế kỷ V Trước Công Nguyên. Cả hai bảo vật quốc gia này hiện được lưu giữ tại Ban Quản lý di tích Văn hóa Óc Eo, tỉnh An Giang.
Cũng tại buổi lễ, tỉnh An Giang đã giới thiệu 2 quyển sách: “Khảo cổ học đồng bằng sông Mekong” của Louis Malleret và “Na Phật Na - Kinh đô đầu tiên và cuối cùng của Vương quốc Phù Nam” do PGS.TS Đặng Văn Thắng, nguyên Giám đốc Bảo tàng TP Hồ Chí Minh làm chủ biên. Đây là những tài liệu quý giá, tạo tiền đề cho nhiều nghiên cứu về sau. Dịp này, UBND tỉnh An Giang cũng đã tặng bằng khen cho các gia đình có đất nằm trong Di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo - Ba Thê đã sớm cho Nhà nước khai quật khảo cổ và các cá nhân hiến tặng hiện vật Văn hóa Óc Eo.
Di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo - Ba Thê được các nhà khoa học và các nhà quản lý nhận định có đủ tiềm năng và điều kiện để trở thành Di sản văn hóa Thế giới của UNESCO. Ngày 18/10/2021, Thủ tướng Chính phủ đã thống nhất chủ trương gửi báo cáo tóm tắt Hồ sơ Di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê đề nghị UNESCO đưa vào Danh sách dự kiến lập hồ sơ di sản thế giới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo