Tin tức - Sự kiện

Phó Thủ tướng lội ruộng đi cày cầu mùa màng bội thu

Sáng ngày 11/2, tức mùng 7 Tết Kỷ Hợi, Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình đã lội ruộng đi cày trong Lễ hội Tịch điền trên cánh đồng xã Đọi Sơn, nhằm tái hiện truyền thống "Dĩ nông vi bản", khuyến khích người dân trồng lúa, chăm lo nông nghiệp.

Hết vé xe khách từ Đà Nẵng vào Nam / Sau vụ bị cướp 2,22 tỷ đồng: Cấm vĩnh viễn hai phương tiện, VEC E có đứng trên pháp luật?

Sáng ngày 11/2 (ngày mùng 7 tháng Giêng âm lịch), tỉnh Hà Nam tổ chức Lễ hội Tịch điền (cày ruộng) Đọi Sơn năm 2019. Đây là năm thứ 10 Lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn được phục dựng lại.

le hoi tich dien doi son-16.jpg

Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình; nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam về tham dự lễ hội

Tham dự lễ hội năm nay có Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình; nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam; đại diện các cơ quan Trung ương và địa phương cùng đông đảo nhân dân và du khách thập phương.

Lễ hội Tịch điền vẫn giữ nguyên các nghi lễ truyền thống và các trò chơi dân gian như: Hội thi vẽ trâu, đánh đu, vẽ trâu, đi cầu phao… Nhiều gian hàng giới thiệu sản phẩm nông nghiệp và thủ công mỹ nghệ nổi tiếng của cư dân địa phương cũng được trưng bày nhằm quảng bá nét văn hóa độc đáo của địa phương.

le hoi tich dien doi son-10.jpg

Đây là năm thứ 10 Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn được phục dựng lại

Có mặt tại lễ hội Tịch điền từ sáng sớm, theo ghi nhận của PV, các công tác chuẩn bị cho lễ hội gần như đã hoàn tất. Lực lượng CSCĐ, Cảnh sát giao thông, lực lượng PCCC tỉnh Hà Nam cũng đến từ rất sớm để làm nhiệm vụ. Hàng nghìn người dân trong tỉnh Hà Nam và các tỉnh lân cận cũng gác lại công việc hàng ngày để đi xem hội Tịch điền.

Sau màn khai múa trống khai hội cùng màn múa rồng, một người dân thay vì lãnh đạo tỉnh như các Lễ hội trước đã lên đọc văn trình trước linh vị vua Lê Đại Hành và Thần Nông khai hội Tịch điền Đọi Sơn 2019.

 

Sau đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Trường Hòa Bình và nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam, cùng lãnh đạo các bộ, ngành trung ương, lãnh đạo tỉnh Hà Nam đã lên dâng hương linh vị vua Lê Đại Hành và Thần Nông.

le hoi tich dien doi son-18.jpg

Phó Thủ tướng Chính phủ Trường Hòa Bình và nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam, cùng lãnh đạo các bộ, ngành trung ương, lãnh đạo tỉnh Hà Nam đã lên dâng hương linh vị vua Lê Đại Hành và Thần Nông

Phát biểu tại Lễ hội, Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hoà Bình đánh giá cao việc phục dựng Lễ hội Tịch điền của tỉnh Hà Nam. Đây là lễ hội giàu tính nhân văn, đề cao tinh thần trọng nông, đánh thức đất đai, cầu mùa màng bội thu... Đây cũng là dịp để quảng bá hình ảnh con người Việt Nam. Lễ hội Tịch điền như là hiệu lệnh phát động người dân xuống đồng vụ mới, tăng gia sản xuất.

Phó Thủ tướng cũng đề nghị tỉnh Hà Nam nói riêng và cả nước nói chung cần phát huy tinh thần của Lễ hội hôm nay, thi đua đẩy mạnh phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới...

le hoi tich dien doi son-19.jpg

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình phát biểu tại Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn 2019

 

Kế thừa công việc của người xưa, khai xuân Tịch điền mở đầu một mỹ tục khuyến khích nông trang, nhắc nhở dân các làng dĩ nông vi bản, thuận lẽ trời, hợp lòng người. Lễ hội Tịch điền còn là dịp để người dân nhớ về cội nguồn, chiêm ngưỡng di tích lịch sử, cầu nguyện sư may mắn tốt lành.

Một lão nông tái hiện hình ảnh vua Lê Đại Hành bước lên lễ đài khấn cáo vua Lê và Thần Nông, sau đó lão nông này đội mũ Cửu Long, mặc áo Hoàng Bào xuống ruộng đi cày 3 sá, theo sau vua là đoàn gieo hạt giống bao gồm đỗ xanh, lạc và thóc. Sau khi vua cày xong các vị lãnh đạo địa phương và các lão nông xuống cày 9 sá.

Tiếp đến, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình "xắn quần" xuống ruộng đi cày trên cánh đồng Đọi Sơn như để đánh thức đất đai, khai xuân động thổ, khởi đầu mùa vụ, mang đến lúa gạo, nhà nhà no đủ.

Theo các tài liệu lịch sử cũng như truyền miệng trong dân gian, mùa xuân năm Đinh Hợi, niên hiệu Thiên Phúc thứ 7 (tức năm 987), vua Lê Đại Hành về chân núi Đọi làm Lễ Tịch điền, cày ruộng để khuyến khích dân chúng trồng trọt sản xuất. Đó là Lễ Tịch điền đầu tiên ở Việt Nam được sử sách ghi nhận lại.

Sau đó, nghi lễ này được tiếp tục và trở thành một truyền thống được các triều đại về sau thực hiện. Lễ hội được khôi phục và tiến hành long trọng, thành kính dưới thời nhà Nguyễn.

 

Cũng trong dịp này, UBND tỉnh Hà Nam đã trao bằng khen, cờ thi đua cho 13 xã trong tỉnh đã có thành tích xuất sắc trong phong trào “Chung sức xây dựng nông thôn mới năm 2018” nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới của tỉnh Hà Nam lên 91 xã.

Một số hình ảnh trong Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn năm 2019

le hoi tich dien doi son-3.jpg

Chú trâu và chiếc cày được chuẩn bị sẵn sàng cho nghi thức "Vua" xuống ruộng đi cày.

le hoi tich dien doi son-11.jpg

Đoàn rước linh vị Vua Lê Đại Hành từ chùa Long Đọi Sơn xuống nơi làm lễ Tịch điền

le hoi tich dien doi son-15.jpg
le hoi tich dien doi son-17.jpg

Màn múa trống và múa rồng do các phụ nữ ở xã Đọi Tam thể hiện trong Lễ hội

 

le hoi tich dien doi son-30.jpg

Rất đông người dân đứng xem bên ngoài

le hoi tich dien doi son-20.jpg

Một lão nông được tuyển chọn để làm lễ nhập linh khí trước linh vụ vua Lê Đại Hành và Thần Nông

le hoi tich dien doi son-24.jpg

Lão nông này sẽ mang mặt nạ, mặc áo long bào

le hoi tich dien doi son-23.jpg

Sau đấy "Vua" sẽ xuống ruộng cày 3 sá

le hoi tich dien doi son-28.jpg

Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình lội ruộng xuống đi cày trong Lễ hội Tịch Điền trên cánh đồng xã Đọi Sơn

 

le hoi tich dien doi son-5.jpg
le hoi tich dien doi son-29.jpg

Theo sau là đoàn gieo hạt.

Theo dantri.com.vn
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm