Cầu may gì từ cái lông lợn?
Sau vụ bị cướp 2,22 tỷ đồng: Cấm vĩnh viễn hai phương tiện, VEC E có đứng trên pháp luật? / Hải Phòng: Lật thuyền tại lễ hội thuyền Rồng, một người tử vong
Nhìn tấm ảnh này trên Zing, cộng động mạng đặt câu hỏi, cái lông lợn mang lại điều gì may mắn cho ai sở hữu được?
Lợn được chọn làm "ông cầu" được lựa chọn từ người nuôi, với tiêu chí: Gia đình văn hóa, còn cả bố, mẹ, có cả trai lẫn gái. Việc nuôi "ông cầu" cũng hết sức kỹ càng và ngặt nghèo.
Theo người dân Hà Thạch,Lễ hội nhằm tái hiện việc lạc hầu, lạc tướng dưới thời vua Hùng tổ chức bắt lợn rừng để rèn luyện binh sĩ và khao quân mỗi khi chiến thắng.
Thế nhưng, việc để bứt được một chiếc lông lợn để cầu may chắc là không có trong tương truyền?
Lễ hội rước ông cầu, hay ông lợn diễn ra tại nhiều miền quê ở đồng bằng Bắc bộ, tuy nhiên không ít người đặt câu hỏi, có hay không biến tướng của lễ hội mang nhiều ý nghĩa từ xa xưa?
Theo tương truyền, con lợn được chọn để rước được chăm sóc rất kỹ lưỡng, kể cả ăn uống. Làng Ngọc Khám (Đông Gia, Thuận Thành, Bắc Ninh) đã gọi chệch đi lợn được cúng là "ông Hợp" thay vì Hợi, để tỏ longg cung kính của dân làng.
Lợn sau khi được tuyển chọn, chia đều để chăm sóc. Thức ăn là gạo nếp, mía cắt khúc, mật đường. Lợn không được để trong chuồng mà phải dẫn đi "dạo mát" quanh làng.
Sau một năm chăm bẵm, đến ngày lễ thì làm kiệu hoa để rước, không được trói buộc vào cũi.
Làng La Phù (Hoài Đức, Hà Nội) cũng có lễ rước lợn, quy trình nuôi cũng rất công phu. Tuy nhiên ở làng La Phù, thì lợn lễ được hóa kiếp trước khi đem đến lễ rước. Theo người dân La Phù,lễ rước Ông Lợn là dịp để dân làng tưởng nhớ công ơn của Tĩnh Quốc Tam Lang dưới thời Hùng Duệ Vương thứ 6 đã có công đánh giặc giữ vững bờ cõi. Trước mỗi khi lên đường đi đánh giặc ông lại thổi xôi, mổ lợn khao quân. Người dân trong làng khi đó thường mang lợn đến dâng và tôn ông là “Thành Hoàng làng.
Ở Kỳ Sơn (xã Tân Trào, huyện Kiến Thụy) có Lễ rước Ông Bồ vào ngày 10 tháng Giêng âm lịch. Nghi lễ tế rước Ông Bồ của Kỳ Sơn cũng được tiến hành tại đình làng. Lợn được làm sạch sẽ, đặt trên mâm cho xoãi cả bốn chân, có giấy hồng điều trang trí. Mâm bánh dày cũng được xếp đẹp mắt, lại thêm mâm ngũ quả nhiều màu sắc. Tất cả đặt lên kiệu rước trong tiếng trống hội làng và đội âm nhạc. Cả làng và khách thập phương ai nấy đều hân hoan hưởng lộc từ Ông Bồ.
Năm nay, mặc dù ông Nguyễn Đức Bình, Trưởng ban Quản lý di tích đền Trần (Nam Định) cho biết, hiện tại, một số cụ cao niên ở địa phương đã bày tỏ mong muốn khôi phục lễ phát ấn vào nửa đêm để đúng với truyền thống ( đêm 14 rạng ngày 15 tháng Giêng).
Biển người trong đêm khai ấn đền Trần (Nam Định)
Tuy nhiên, trước tình trạng xô lấn, chen chúc, hỗn loạn, cướp ấn, trèo lên bàn thờcướp lộc đêm 14 gây mất an ninh trật tự, mất ý nghĩa thiêng liêng của lễ hội.
Sau 6 năm thực hiện phát ấn vào sáng 15 đã không còn tình trạng tranh cướp, chen lấn xô đẩy.
Trước đề nghị của ông Bình, Bộ VH-TT-DL khẳng địnhhiện chưa thể tính tới việc khôi phục lễ phát ấn vào lúc nửa đêm được bởi khó đảm bảo về an ninh trật tự.
Ông Nguyễn Việt Trung, Phó giám đốc Sở Văn hóa Phú Thọ cho biết, năm nay tỉnh không tổ chức nghi thức đập đầu trâu mà chỉ có văn nghệ, thể thao. Lễ hội chọi trâu Phù Ninh đang bị tạm dừng để thay đổi cách tổ chức.
Việc có được may mắn nhờ cướp được lộc, ấn, lông lợn cũng chỉ là sự ảo tưởng của niềm tin
End of content
Không có tin nào tiếp theo