Sáng 22/11: Gần 600 ca COVID-19 đang thở máy, ECMO; F0 trong cộng đồng ở các tỉnh, thành miền Tây chưa giảm
Việt Nam đã chữa khỏi hơn 905.000 bệnh nhân COVID-19, trong số các ca đang điều trị có gần 5.000 bệnh nhân nặng, trong đó gần 600 ca phải thở máy, can thiệp ECMO; dịch vẫn diễn biến phức tạp, ca mắc trong cộng đồng chưa giảm tại các tỉnh miền Tây.
Số ca tử vong giảm mạnh sau hơn một tháng thực hiện Nghị quyết 128 / Thêm 9.531 ca mắc COVID-19 mới, trong đó có 4.776 ca cộng đồng
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.094.514 ca mắc COVID-19, đứng thứ 37/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 150/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 11.107 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.089.411 ca, trong đó có 902.683 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
+ Có 2 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Yên Bái, Bắc Kạn.
+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP Hồ Chí Minh (456.372), Bình Dương (248.020), Đồng Nai (82.292), Long An (37.324), Tiền Giang (23.867).
Gần 5.000 bệnh nhân COVID-19 nặng đang điều trị, trong đó gần 600 ca phải thở máy, can thiệp ECMO Ảnh minh hoạ.
Tổng số ca được điều trị khỏi: 905.500
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.971 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 3.399; Thở ô xy dòng cao HFNC: 978; Thở máy không xâm lấn: 128; Thở máy xâm lấn: 458; ECMO: 8
Số bệnh nhân tử vong: Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 97 ca.
- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 23.761 ca, chiếm tỷ lệ 2,2% so với tổng số ca nhiễm.
- So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 133/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với Châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 28/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 24.913.020 mẫu cho 65.891.104 lượt người.
Tình hình tiêm chủng vaccine phòng COVID-19
Tổng số liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm là 107.861.131 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 66.706.890 liều, tiêm mũi 2 là 41.154.241 liều.
Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 379.000 ca mắc COVID-19 và trên 3.900 ca tử vong. Tổng số ca mắc từ đầu dịch tới nay đã là trên 257,8 triệu ca, trong đó trên 5,16 triệu ca tử vong. Ba quốc gia có số ca mắc trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Anh (40.004 ca), Nga (36.970 ca) và Đức (36.860 ca). Ba quốc gia có số ca tử vong trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Nga (1.252 ca), Ukraine (377 ca) và Mexico (227 ca). Đa số quốc gia có số ca mắc và tử vong mới cao nhất trong 24 giờ qua đều nằm ở châu Âu - khu vực một lần nữa lại là tâm dịch thế giới. Số ca mắc mới tăng nhanh khiến nhiều quốc gia châu Âu phải áp dụng các biện pháp phòng chống COVID-19 nghiêm ngặt. Tính từ đầu đại dịch, châu Âu ghi nhận tổng cộng 70,4 triệu ca mắc và 1,37 triệu ca tử vong.
|
Đắk Lắk: Quản lý, chăm sóc người nhiễm COVID-19 (F0) tại nhà
UBND tỉnh Đắk Lắk ngày 21/11 đã ban hành kế hoạch quản lý và chăm sóc sức khỏe người nhiễm COVID-19 (F0) tại nhà nhằm quản lý, chăm sóc sức khỏe F0 tại nhà để giảm tải các việc nhập viện điều trị cho bệnh nhân không có triệu chứng hoặc có triệu chứng bệnh nhẹ.
Theo đó, F0 muốn cách ly tại nhà phải đảm bảo 3 điều kiện. Thứ nhất, F0 không có triệu chứng lâm sàng hoặc có triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ như sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, tê lưỡi.
Không có các dấu hiệu của viêm phổi hoặc thiếu ô xy, không có thở bất thường như thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, thở khò khè, thở rít ở thì hít vào. Đáp ứng thêm, tối thiểu 1 trong 2 tiêu chí đã tiêm đủ 2 mũi, 1 mũi vắc-xin sau 14 ngày, hoặc có đủ 3 yếu tố trẻ em trên 1 tuổi, người lớn < 50 tuổi, không có bệnh nền, không đang mang thai.
Thứ hai, người có thể tự chăm sóc bản thân, có khả năng liên lạc với nhân viên y tế, nếu không có khả năng tự chăm sóc, gia đình phải có người chăm sóc đáp ứng các tiêu chí.
Thứ ba, để được điều trị tại nhà là phải có phòng riêng, có cửa sổ thông thoáng, có nhà vệ sinh riêng, có số điện thoại riêng, có sẵn số điện thoại của cơ sở y tế, số điện thoại của Trạm Y tế lưu động, Tổ COVID-19 cộng đồng và Tổ chăm sóc người nhiễm để liên hệ khi cần thiết.
Có bàn hoặc ghế cá nhân đặt trước cửa phòng cách ly, có thùng rác cá nhân có nắp và túi rác đi kèm, có sẵn dung dịch khử khuẩn, nước súc họng hoặc nước muối sinh lý, khẩu trang y tế, nhiệt kế, khuyến khích có máy đo SpO2
Khi điều trị tại nhà, các F0 sẽ được ngành Y tế phát thuốc điều trị COVID-19 tại nhà gồm 03 gói (A, B, C): Gói thuốc A là những thuốc thông dụng bao gồm thuốc hạ sốt và thuốc nâng cao thể trạng; Gói thuốc B là thuốc kháng viêm và thuốc chống đông chỉ sử dụng trong tình huống đặc biệt; Gói thuốc C là thuốc kháng vi rút được sử dụng theo Chương trình can thiệp cộng đồng có kiểm soát của Bộ Y tế.
Bình Thuận: Số ca mắc mới COVID-19 liên tục tăng, lan rộng 10/10 huyện, thị, thành phố
Bình Thuận ghi nhận 493 ca mắc COVID-19, tăng 86 ca so với ngày 20/11, trong đó 310 ca cộng đồng. Tổng số ca mắc của cả tỉnh trong đợt dịch này tính tới thời điểm này 12.260 ca. Tích lũy 843.360 người được tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 1, chiếm tỷ lệ 93,4% dân số từ 18 tuổi trở lên; 324.539 người được tiêm mũi 2, chiếm tỷ lệ 36% dân số từ 18 tuổi trở lên.
Từ số liệu những ngày qua cho thấy số ca mắc mới COVID-19 liên tục tăng, lan rộng 10/10 huyện, thị, thành phố.
Để bảo đảm mục tiêu kép nhưng đặt sức khỏe, tính mạng của người dân lên trên hết, trước hết, hạn chế đến mức thấp nhất các ca mắc, ca chuyển bệnh nặng, tử vong do COVID-19, ngành y tế tỉnh triển khai tiêm vaccine kịp thời, an toàn ngay sau khi được Bộ Y tế phân bổ vaccine, khẩn trương triển khai trạm y tế lưu động ở khu vực nguy cơ cao.
Bên cạnh đó, người dân tiếp tục thực hiện 5K, không chủ quan khi đã tiêm vaccine; nếu không tuân thủ thông điệp 5K, sẽ bị xử lý nghiêm…
Ca mắc COVID-19 ở miền Tây vẫn diễn biến phức tạp
Trong ngày 21/11, tại các tỉnh, thành ở miền Tây số ca mắc COVID-19 vẫn không thuyên giảm, ca cộng đồng vẫn gia tăng. Cần Thơ ghi nhận 897 ca nhiễm SARS-CoV-2 mới, trong đó 537 ca cách ly tại nhà, 85 ca trong khu cách ly, và 275 ca cộng đồng. Tổng số ca mắc COVID-19 ở Cần Thơ từ ngày 8/7 đến nay là 17.184 ca, đã điều trị khỏi 9.330 người, tử vong 148 ca.
Đồng Tháp ghi nhận thêm 508 ca mắc COVID-19, trong đó, 178 ca cộng đồng. Tổng số ca mắc cộng dồn đến nay là 16.736 ca. Số bệnh nhân COVID-19 đã xuất viện 11.620 ca, tử vong 244 ca.
Sóc Trăng ghi nhận 486 ca mắc COVID-19 trong ngày 21//1, trong đó có 217 ca cộng đồng. Tính từ ngày 27/4 đến nay, toàn tỉnh Sóc Trăng đã có 12.389 ca mắc COVID-19, đã chữa khỏi 8.269 ca, số trường hợp tử vong 76 ca.
Bạc Liêu có 356 ca có kết quả RT-PCR khẳng định dương tính với virus SARS-CoV-2 nhưng có đến 201 ca cộng đồng. Tổng số ca mắc cộng dồn 9.349, tổng số ca đã điều trị khỏi 5.726, tử vong 89 ca.
Vĩnh Long có 311 ca COVID-19 mới, trong đó 142 trường hợp cộng đồng, 144 trường hợp là F1 thành F0 và 25 ca sàng lọc tại cơ sở y tế.
Thông tin về số ca mắc COVID-19 tại tỉnh Vĩnh Long từ đầu tháng 11/2021 đến nay Nguồn: Sở Y tế Vĩnh Long.
Bến Tre ghi nhận thêm 285 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có đến 272 ca cộng đồng. Tổng số ca mắc cộng dồn 4.642, ca điều trị khỏi 2.699 và số ca tử vong là 57.
Trà Vinh phát hiện 259 ca mắc COVID-19, trong số này có 186 ca cộng đồng. Đến nay, tỉnh đã ghi nhận 5.612 ca mắc COVID-19 (có 42 ca nhập cảnh), đã điều trị khỏi 2.562 trường hợp.
An Giang có 243 ca mắc COVID-19 trong ngày 21/11 nâng tổng số ca mắc lên 20.937 trường hợp . Trong ngày hôm nay có 118 ca cộng đồng, khu phong tỏa 16 ca, khu cách ly tập trung 109 ca.
Tiền Giang phát hiện 143 mắc COVID-19, trong đó 26 ca cộng đồng, 117 trong khu cách ly. Tổng số ca bệnh của tỉnh đã ghi nhận 23.867, đã điều trị khỏi 17.952 ca, tử vong 474 ca.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo