Sốt xuất huyết gia tăng tại TP.HCM, nhiều bệnh nhi sốc nặng
Những loại giấy phép lái xe nào được đề xuất rút thời hạn còn 5 năm? / Xét nghiệm COVID-19 có tỷ lệ sai số ra sao?
Bệnh viện Nhi đồng 1 liên tục tiếp nhận nhiều bệnh nhi mắc sốt xuất huyết nặng trong khoảng 2 tuần trở lại đây.
Bệnh viện Nhi đồng 1 hôm 25/8 cho biết đã tiếp nhận liên tiếp 5 trường hợp sốc sốt xuất huyết Dengue nặng. Trong đó có 3 bệnh nhi sốc nặng kèm suy hô hấp. Bệnh viện đã kịp thời cứu sống một bệnh nhi 12 tuổi nhập viện trong tình trạng nặng với nhiều nguy cơ.
Số ca mắc sốt xuất huyết tại TP.HCM bắt đầu có dấu hiệu gia tăng. (Ảnh: TTXVN)
"Sốt xuất huyết là bệnh lý thường gặp vào mùa mưa, có thể dẫn đến tình trạng trụy tim mạch, suy hô hấp, xuất huyết nặng gây tử vong. Vì vậy, cần được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời. Đối với các bệnh nhi bị sốt từ 3 ngày trở lên, nhất là khi có kèm các dấu hiệu xuất huyết ở bất kỳ nơi nào trên cơ thể như chảy máu mũi, máu răng, chấm xuất huyết ở da... hoặc đau bụng, nôn ói nhiều thì phải nghĩ đến bệnh sốt xuất huyết", PGS.TS.BS Phạm Văn Quang - Trưởng khoa Hồi sức tích cực - chống độc BV Nhi đồng 1 khuyến cáo.
Bệnhsốt xuất huyếtlây từ người bệnh sang người lành qua trung gianmuỗi vằn Aedes. Nguyên nhân chủ yếu là do hiện TP.HCM đang vào cao điểm của mùa dịch sốt xuất huyết hàng năm. Bên cạnh đó, nắng nóng liên tục kéo dài xen lẫn các đợt mưa bất chợt, thuận lợi cho sự phát triển của lăng quăng, muỗi, làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM trước đó cũng cảnh báo số ca mắc sốt xuất huyết có khả năng sẽ tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới nếu người dân không thực hiện các biện pháp phòng ngừa.
HCDC khuyến cáo mỗi người dân, mỗi gia đình, mỗi cơ quan, công sở hãy chung tay thực hiện các biện pháp phòng bệnh. Cụ thể:
- Dành 10 - 15 phút mỗi tuần để dọn dẹp nơi mình làm việc, sinh sống, từ trong nhà đến xung quanh nhà, không để đọng nước làm phát sinh lăng quăng, muỗi. Lật úp các xô, lọ, chai cũ không dùng đến; cọ rửa và thay nước lọ hoa, chén nước cúng ít nhất một lần/tuần, dọn dẹp mái hiên, nóc nhà, máng xối…
Cán bộ y tế phường Tân Quý, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh kiểm tra lăng quăng tại khu dân cư. Ảnh: TTXVN
- Đậy kín hồ, lu, phuy chứa nước khi không dùng đến để tránh muỗi đẻ trứng và phát sinh lăng quăng, muỗi.
- Đối với những nơi chứa nước không uống, sinh hoạt có thể thả cá để diệt lăng quăng.
- Sử dụng bình xịt, nhang hay kem thoa xua muỗi, mặc áo quần dài tay, ngủ mùng kể cả ban ngày để tránh muỗi đốt.
- Khi có biểu hiệnsốt caođột ngột, nhức đầu, đau cơ, đau khớp, chán ăn, buồn nôn, nôn, cần đến cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Đối với người bệnh sốt xuất huyết được hướng dẫn theo dõi sức khỏe tại nhà cần chú ý theo dõi những dấu hiệu trở nặng như đau bụng nhiều và liên tục; nôn ói nhiều, nôn ra máu; chảy máu chân răng; chân tay lạnh, bồn chồn, vật vã, li bì… cần đến ngay cơ sở y tế để được chăm sóc và điều trị kịp thời.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Sóc Trăng có tân giám đốc công an tỉnh
Đẩy mạnh hợp tác trong cộng đồng Pháp ngữ phát triển nông nghiệp bền vững
Đà Nẵng: Phẫu thuật laser bóc u tuyến tiền liệt nặng 120g cho cụ ông 95 tuổi
Đường hoa xuân Menas Mall 2025: Hành trình gắn kết, khơi nguồn thịnh vượng
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đối thoại với WEF về đổi mới sáng tạo
Bên lề WEF Davos 55: Đầu tư công nghệ cao tại Việt Nam - Cất cánh trong kỷ nguyên thông minh