Tin tức - Sự kiện

Thêm bệnh nhân suy hô hấp, tay chân yếu liệt do ngộ độc pate Minh Chay

Sau khi ăn pate Minh Chay, ông D. có triệu chứng khó thở, sụp mi mắt, tay chân yếu liệt.

Gia tăng bệnh nhân ngộ độc ma túy mới / Gia tăng các ca ngộ độc rượu dịp lễ Tết

TS.BS Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM cho biết, bệnh viện đang điều trị cho ông N.N.D. (54 tuổi, ngụ Bà Rịa- Vũng Tàu) - bệnh nhân thứ 10 bị ngộ độc do vi khuẩn Clostridium botulinum có trong pate Minh Chay.

Thêm bệnh nhân suy hô hấp, tay chân yếu liệt do ngộ độc pate Minh Chay

Ông D. đang được được lọc máu, cố gắng duy trì, tránh biến chứng do độc tố có thể xảy ra

Ngày 27/8, ông D. được chuyển cấp cứu từ Bệnh viện Bà Rịa lên Bệnh viện Chợ Rẫy với chẩn đoán liệt cơ. Sau đó, ông nhập Khoa Nội thần kinh để điều trị.

Tuy nhiên, tình trạng yếu liệt của ông có biểu hiện không giống bệnh thông thường. Bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân có thể bị nhiễm độc tố của vi khuẩn Clostridium botulinum.

Trước đó đã cóngườimắc vi khuẩn này nhập viện vớidấu hiệutương tự nên Khoa Bệnh nhiệt đới được mời hội chẩn. Sau đó, ông D. được chuyển đến Đơn vị Chống độc của Khoa Bệnh nhiệt đới vào ngày 29/8.

Tại đây, ông D. xuất hiện nhiều triệu chứng điển hình của nhiễm vi khuẩn Clostridium botulinum như khô miệng, nói khó, nuốt khó, suy hô hấp phải thở máy. Dù không sốt nhưng ông D. bị yếu liệt tay chân, mi mắt chưa cải thiện.

Hiện bệnh nhân được lọc máu, cố gắng duy trì, tránh biến chứng do độc tố có thể xảy ra.

Người nhà cho biết, chiều tối 25/8, ông D. ăn nhiều pate Minh Chay của Công ty TNHH hai thành viên Lối sống mới (Hà Nội). Khoảng 23h ngày 26/8, ông bị đau bụng, nôn ói, nuốt khó, nói khó, sụp mi nên được cấp cứu tại Bệnh viện Bà Rịa.

Bác sĩ Hùng cho biết, hơn 30 năm làm nghề, đây là lần đầu tiên ông gặp các trường hợp như vậy. Khoảng những năm 1975-1980, Bệnh viện Chợ Rẫy cũng tiếp nhận một vài ca tương tự. Thời gian đó chưa có thuốc kháng độc nên kết quả điều trị không khả quan.

Theo bác sĩ Hùng, bệnh do độc tố làm tổn thương đầu nút dây thần kinh,khiếnsự truyền dẫn thần kinh tới các cơ không còn nên bệnh nhân bị liệt. Khi bị ngộ độc, người bệnh phải được sử dụng thuốc kháng độc tố sớm.

Các loại thuốc kháng độc tố hiện tại chỉ có thể làm cho thời gian bị liệt ngắn lại, giúp bệnh nhân không phải thở máy trong thời gian kéo dài. Nhờ đó, những biến chứng tổn thương phổi do thở máy sẽ đượcgiảm bớt.

Hiện do không có thuốc xử lý kháng độc, bác sĩ chỉ điều trị theo phương pháp cho bệnh nhân thở máy hỗ trợ, tăng cường dinh dưỡng, tập vật lý trị liệu, thay huyết tương, lọc máu...

Bác sĩ Hùng nhấn mạnh, vi khuẩn Clostridium botulinum không màu, không mùi, không vị. Vì vậy, người sử dụng rất khó để phát hiện thực phẩm đang có vấn đề.

Dấu hiệu nhận biết bị ngộ độc là rối loạn tiêu hóa sau khi ăn như đau bụng, nôn ói, mệt mỏi. Một hoặc vài ngày sau, xuất hiện thêm triệu chứng sụp mí, khó nói, yếu tay chân, rối loạn tri giác... Lúc này, bệnh nhân phải lập tức đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Bác sĩ Hùng cũng khuyến cáo, người dân nên chọn thực phẩm sản xuất theo dây chuyền công nghiệp được tiệt trùng sau khi đóng hộp.

Trong trường hợp dùng sản phẩm đóng hộp bằng tay, không tiệt trùng sau khi đóng hộp, phải nấu chín đồ trước khi ăn. Vi khuẩn Clostridium botulinum khó tiêu diệt nhưng độc tố có thể bị phá hủy khi ở nhiệt độcao trên 80 độ C.

Thời điểm hiện tại, người dân không nên sử dụng sản phẩm pate Minh Chay thuộc Công ty TNHH hai thành viên Lối sống mới (Hà Nội).

Trước đó, Khoa Bệnh Nhiệt đới cũng tiếp nhận 5 bệnh nhân có biểu hiện suy hô hấp, yếu liệt cơ sau khi ăn pate Minh Chay. Hiện 5 người này đã có tiến triển, được chuyển về bệnh viện địa phương tiếp tục điều trị.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm