Thương hiệu quốc gia Việt Nam được định giá 388 tỷ USD
Đà Nẵng: Tặng hơn 50 nghìn sim 4G VinaPhone cho du khách quốc tế / Công trình chống sạt lở tại Đồng Tháp liên tục... sạt lở
Thông tin trên được công bố tại lễ Khai mạc "Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam và Diễn đàn thương hiệu quốc gia Việt Nam 2022", với chủ đề "Thương hiệu quốc gia Việt Nam: Nâng tầm vị thế - Chắp cánh bay xa".
Việt Nam hiện là một trong 10 nền kinh tế có độ mở cửa thị trường lớn nhất thế giới với tỷ trọng xuất nhập khẩu/GDP tăng liên tục qua các năm. Đây là một bệ phóng mạnh mẽ sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên bảng xếp hạng thế giới.
Với sự hỗ trợ của Chương trình, nhiều tập đoàn và doanh nghiệp Việt Nam đã ý thức được vai trò quan trọng của thương hiệu như là chìa khóa giúp gia tăng giá trị cho sản phẩm cũng như giá trị của doanh nghiệp.
Minh chứng là rất nhiều thương hiệu Việt đã gây được tiếng vang trên thị trường khu vực và thế giới.
Theo Brance Finance - Tập đoàn hàng đầu thế giới về đánh giá thương hiệu các quốc gia, năm 2021, tỷ trọng gia tăng về giá trị của các doanh nghiệp trong Top 10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam tăng từ gần 22% năm 2018 lên gần 68% vào năm 2021. Đến năm 2030 sẽ có trên 1.000 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam.
Trong xu thế hội nhập toàn cầu, đứng trước nhiều cơ hội cũng như nhiều thách thức, xây dựng thương hiệu là điều kiện cần thiết nhằm nâng cao vị thế và mang lại nhiều giá trị cạnh tranh thiết thực.
Ông Samir Dixit - Giám đốc điều hành Brand Finance Khu vực châu Á Thái Bình Dương đánh giá, những năm gần đây, thứ hạng giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam liên tục được cải thiện trên Bảng xếp hạng thế giới và nằm trong nhóm thương hiệu mạnh.
Theo ông Samir Dixit, kết quả trên nhờ những nỗ lực của Chính phủ về cải cách môi trường đầu tư kinh doanh, mở rộng các quan hệ song phương và đa phương, hỗ trợ xuất nhập khẩu cùng với sự nỗ lực của các doanh nghiệp trong việc xây dựng thương hiệu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo