Tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2: Phải được Quốc hội thông qua mới thành công
Gần 10 tỉ đồng gây quỹ giúp trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh / 10.000 người sẽ tham gia 'Chạy vì trái tim 2018' gây quỹ ủng hộ trẻ em tim bẩm sinh
Vừa qua tại Diễn đàn thanh niên khởi nghiệp 2018, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, “Khởi nghiệp muốn đột phá thì phải tính tới vấn đề toàn cầu chứ không thể chỉ là khởi nghiệp trong nước. Để giải quyết câu chuyện toàn cầu, hiện vẫn còn điểm nghẽn là tiếng Anh”. Chính vì vậy, Bộ trưởng Hùng xin Thủ tướng sớm công bố tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 của Việt Nam.
Tiếng Anh hiện nay là ngoại ngữ số 1 tại Việt Nam hiện nay
Ủng hộ đề xuất trên, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, trưởng Ban đào tạo – ĐH QGHN cho rằng, tiếng Anh là một trong những thứ tiếng được xem là ngoại ngữ chính thức trong giao dịch quốc tế. Việt Nam đang trên đà hội nhập, với sự phát triển thần tốc của cuộc CMCN 4.0, nguồn nhân lực Việt Nam phải tiến đến đáp ứng yêu cầu của toàn cầu. Vì vậy việc coi tiếng Anh như ngôn ngữ thứ 2 sẽ là đòn bẩy và phương tiện quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế, khoa học và hội nhập của Việt Nam.
Theo GS Đức, để thực hiện được điều đó, chúng ta cần phải đẩy mạnh hơn nữa, đổi mới hơn nữa việc dạy và học tiếng Anh trong trường học từ cơ sở tiểu học đến đại học. Theo đó, cần có đội ngũ giáo viên chất lượng tốt, giáo trình bài bản. Đồng thời, cần sự ủng hộ mạnh mẽ của các nước bản ngữ nói tiếng Anh cũng như cộng đồng các nước nói tiếng Anh như ngôn ngữ chính thức để có môi trường giao tiếp và sử dụng tiếng Anh thường xuyên hơn trong nước. Có như vậy mới tạo chuyển biến văn hóa sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ 2 ở Việt Nam.
Tuy nhiên, PGS.TS Lê Hữu Lập, Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông cho biết, đây là một chủ trương lớn, không thể mình Chính phủ triển khai là làm được mà phải được Quốc hội thông qua và phải đưa vào Luật Giáo dục vì tầm ảnh hưởng của nó rất lớn. Bởi triển khai vấn đề này còn liên quan tới tài chính, ngân sách, định biên giáo viên… và thời gian kéo dài hàng chục năm trở lên.
PGS.TS Lê Hữu Lập cho hay, hiện nay trong trường học triển khai dạy nhiều ngoại ngữ như tiếng Pháp, Nga, Trung, Đức, Nhật… nhưng tiếng Anh vẫn là ngoại ngữ số 1 nên việc triển khai sẽ thuận lợi hơn.
“Có chủ trương, có định hướng, có Luật, có Nghị định rồi thì việc triển khai tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ 2 không quá khó. Chúng ta chỉ cần tập trung cao độ sẽ đạt hiệu quả” – PGS.TS Lê Hữu Lập nhấn mạnh.
Đồng quan điểm, GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cho biết, nói chính xác tiếng Anh là ngoại ngữ chính ở Việt Nam chứ không phải ngôn ngữ. Tiếng Anh được ưu tiên triển khai mạnh mẽ so với các ngoại ngữ khác.
GS Dong cho rằng, hiện nay, tất cả việc triển khai dạy ngoại ngữ, chương trình học trong trường học phải Quốc hội có ý kiến thông qua chứ không thể dạy ào ào được. Không thể triển khai rồi khi kiểm tra đến lại cho rằng thí điểm như chương trình học VNEN, tài liệu công nghệ giáo dục... Chúng ta phải có trách nhiệm với việc mình làm. Quốc hội đồng ý cho triển khai, cho thí điểm và có giám sát thì chắc chắn sẽ thành công được.
GS. TSKH Trần Văn Nhung, Tổng Thư ký Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước, cho biết, ông hoàn toàn ủng hộ đề xuất trên của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng và mong muốn Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng sớm ủng hộ đề xuất này.
GS. TSKH Trần Văn Nhung cho rằng, nếu có cơ sở pháp lý và có sự chỉ đạo thống nhất thì việc dạy, học và sử dụng tiếng Anh sẽ góp phần tích cực hơn để chúng ta bớt khó khăn khi bước vào cuộc CMCN 4.0.
Trước đó, tại buổi làm việc với Giám đốc, Hiệu trưởng các Đại học, Học viện, Trường ĐH,CĐ trực thuộc Bộ về nâng cao chất lượng giáo dục đại học, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã yêu cầu lãnh đạo các trường đại học tập trung nâng cao chất lượng đào tạo tiếng Anh, để tiếng Anh sớm trở thành ngôn ngữ thứ hai và hỗ trợ trực tiếp cho quá trình lập nghiệp của sinh viên sau khi ra trường.
Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2080/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017 - 2025. Đề án đặt mục tiêu đổi mới việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, tạo nền tảng phổ cập ngoại ngữ cho giáo dục phổ thông vào năm 2025... Cụ thể, đối với giáo dục mầm non, Đề án đặt mục tiêu đến năm 2020, hoàn thành việc ban hành chương trình và học liệu làm quen với ngoại ngữ cho trẻ mầm non. Đối với giáo dục phổ thông hoàn thành việc ban hành chương trình môn ngoại ngữ tự chọn lớp 1 và lớp 2 vào năm 2020; đến năm 2025, phấn đấu 100% học sinh từ lớp 3 đến lớp 6 được học chương trình ngoại ngữ 10 năm (bắt đầu từ lớp 3 đến lớp 12).
Đến năm 2025, 50% các cơ sở giáo dục nghề nghiệp triển khai chương trình ngoại ngữ theo chuẩn đầu ra và ngành, nghề đào tạo. 100% các ngành đào tạo chuyên ngoại ngữ triển khai chương trình ngoại ngữ theo chuẩn đầu ra và ngành đào tạo; 80% các ngành khác triển khai chương trình ngoại ngữ theo chuẩn đầu ra và ngành đào tạo; triển khai một số chương trình đào tạo giáo viên bằng ngoại ngữ. 100% sinh viên tốt nghiệp đạt yêu cầu theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên và khung năng lực giáo viên ngoại ngữ theo các cấp học và trình độ đào tạo... |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vận hành tàu 'hoàng hậu', xây dựng Đà Lạt - Trại Mát thành tuyến đường sắt đẹp nhất Việt Nam
Đà Nẵng: Tặng quà cho người dân và du khách trong đêm Noel
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất mức trích chi phí quản lý BHXH, bảo hiểm thất nghiệp tối đa 1,44%
Đại hội đồng LHQ thông qua 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng
Quỹ 'Vì cuộc sống tươi đẹp' được vinh danh
Quảng Nam – Đà Nẵng: Nguy cơ thiếu nước trong năm 2025 ở mức cao