Tin tức - Sự kiện

Tổng cục Đường bộ đã giải ngân 35% dự toán chi được giao

DNVN – Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, tính đến tháng 6, toàn đơn vị đã giải ngân đạt 3.515,4 tỷ đồng bằng 35% dự toán chi được giao. Khối lượng thực hiện đạt khoảng 30% (riêng công tác bảo dưỡng thường xuyên đạt 50%), khối lượng thực hiện đã đủ thủ tục để nghiệm thu A-B đạt 20%.

Bộ Tài chính đề xuất giảm 10-30% phí sử dụng đường bộ / Đà Nẵng đề nghị phục hồi vận tải đường bộ liên tỉnh, đường sắt, đường không

Theo Tổng cục Đường bộ, kế hoạch bảo trì năm 2021 đã được Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) phê duyệt cho các công việc, danh mục có tổng kinh phí cần thiết vào khoảng 11.760 tỉ đồng.

Hiện đơn vị này vẫn đang tiếp tục trình điều chỉnh, bổ sung kế hoạch bảo trì với kinh phí 1.976 tỷ đồng để sửa chữa Quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh và một số công việc đột xuất khác đã được Bộ GTVT chấp thuận chủ trương.

Bên cạnh đó, Tổng cục này cũng đang tiếp tục hoàn thiện cơ sở dữ liệu để ứng dụng phần mềm lập kế hoạch bảo trì hệ thống đường bộ. Xây dựng các đề án liên quan đến khai thác quốc lộ, nhất là đề án thu phí đường cao tốc do Nhà nước đầu tư.

Tính đến tháng 6, toàn đơn vị đã giải ngân đạt 3.515,4 tỷ đồng bằng 35% dự toán chi được giao. Khối lượng thực hiện đạt khoảng 30% (riêng công tác bảo dưỡng thường xuyên đạt 50%), khối lượng thực hiện đã đủ thủ tục để nghiệm thu A-B đạt 20%.

Tổng cục Đường bộ đã giải ngân 3.515,4 tỷ đồng bằng 35% dự toán chi được giao.

Tổng cục Đường bộ đã giải ngân 3.515,4 tỷ đồng bằng 35% dự toán chi được giao.

Theo đánh giá của Tổng cục Đường bộ, khối lượng thực hiện và khối lượng nghiệm thu A-B ở mức thấp là do trong quý I còn thực hiện đấu thầu, việc triển khai thi công chủ yếu từ quý II. Mặt khác các đơn vị chưa hoàn thành thủ tục thí nghiệm và thủ tục nghiệm thu.

Về công tác quản lý, bảo dưỡng và vận hành khai thác hệ thống đường bộ đã được các cục Quản lý đường bộ, Sở GTVT tổ chức lập, duyệt và hoàn thành đấu thầu qua mạng 100% các gói thầu để lựa chọn nhà thầu thực hiện với thời hạn hợp đồng 3 năm (đến hết 31/3/2024). Đến hết ngày 30/6/2021 đạt 50% khối lượng cả năm 2021.

Tuy nhiên nghiệm thu và giải ngân quý I và II chỉ đạt 25% của năm 2021. Dự kiến đến ngày 20/7, các đơn vị sẽ hoàn thiện thủ tục nghiệm thu khối lượng thực hiện cả quý II và giải ngân xong 50% khối lượng thực hiện, dự toán cả năm.

“Toàn bộ các dự án sửa chữa có trong kế hoạch bảo trì 2021 đã được giao vốn và đến ngày 15/5 đã hoàn thành việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án và đã hoàn thành đấu thầu qua mạng. Một số dự án mới giao đang được các đơn vị tiếp tục thực hiện các thủ tục còn lại để triển khai

Riêng về an toàn giao thông trong 6 tháng đầu năm, các đơn vị đã xóa 51 điểm đen và điểm tiềm ẩn mất ATGT, sơn kẻ 119.000 mét trên mặt đường, thay 1190 biển báo, sửa và bổ sung 75.000 m hộ lan…”, Tổng cục Đường bộ Việt Nam thông tin.

Cũng theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, kế hoạch bảo trì theo nhu cầu cần trong năm 2022 vào khoảng 25.705 tỉ đồng. Nhưng do nguồn lực hạn chế nên Tổng cục này đã đưa ra các danh mục ưu tiên để sửa chữa với tổng mức kinh phí là 7.547 tỉ đồng.

Trong đó, toàn đơn vị sẽ tập trung xử lý 242 điểm đen, điểm tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. Sửa chữa 135 cầu yếu, cầu có hư hỏng, xuống cấp; gia cố 246km Quốc lộ từ 3,5m lên 5,5m để các phương tiện giao thông có thể tránh, vượt nhau.

Thảm bêtông nhựa 401km đường đang láng nhựa (trong đó có nhiều tuyến tại Đồng bằng sông Cửu Long), áp dụng công nghệ tái sinh nguội và công nghệ khác tại các dự án với tổng giá trị khoảng 1.115 tỉ đồng.


Thiên An
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm