Tin tức - Sự kiện

TP.HCM: Phát hiện và kiên quyết xử lý nạn "giả người - giả giấy tờ" nhằm trục lợi

DNVN - Thực trạng giả mạo hồ sơ, giấy tờ nhằm trục lợi hiện nay diễn ra ngày càng tinh vi, theo phòng Kỹ thuật hình sự Công an TP.HCM, mỗi năm Phòng tiếp nhận hàng trăm vụ trưng cầu giám định, đã phát hiện rất nhiều trường hợp làm giả giấy tờ, phổ biến nhất là chủ quyền nhà đất, CMND, giấy đăng ký xe…

Quảng Trị: Điều điều chỉnh hoạt động trong lễ hội, du lịch năm 2021 / Du lịch Quảng Bình: Thực hiện đúng quy trình 5K của Bộ Y tế về du lịch trong mùa dịch.

UBND TP.HCM vừa có văn bản chỉ đạo các Sở, ban, ngành, UBND TP Thủ Đức, quận huyện tăng cường thực hiện các giải pháp phòng, chống giả mạo giấy tờ, chủ thể trong hoạt động công chứng, chứng thực trên địa bàn.

Theo đó, UBND thành phố giao Sở Tư pháp tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật về công chứng, giao dịch dân sự, nhà đất, xử phạt vi phạm hành chính, hình sự đối với hành vi giả mạo giấy tờ, cá nhân.

Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn, tọa đàm, hội nghị giao ban về nghiệp vụ công chứng, chứng thực; kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo tổ chức hành nghề công chứng, công chứng viên thực hiện đúng quy trình; kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong hoạt động chứng thực, công chứng.

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan xây dựng Đề án tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về công chứng, chứng thực tại thành phố; phối hợp với Hội Công chứng viên thành phố biên tập Tham luận của các cơ quan chức năng thành cẩm nang điện tử và phổ biến cho tổ chức, cá nhân hoạt động công chứng, chứng thực trên địa bàn Thành phố.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm hành vi vi phạm trong hoạt động công chứng, chứng thực theo quy định pháp luật. Nghiên cứu, tổng hợp các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, kịp thời báo cáo đề xuất các giải pháp cho UBND thành phố, Chủ tịch UBND thành phố xem xét, chỉ đạo.

Tham mưu UBND thành phố kế hoạch sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện các giải pháp phòng chống giả mạo giấy tờ, chủ thể trong hoạt động công chứng, chứng thực trên địa bàn.

Thực trạng xử lý nạn "giả người - giả giấy" nhằm trục lợi trên địa bàn TP.HCM vẫn còn “bắt cóc bỏ đĩa”.

Thực trạng xử lý nạn "giả người - giả giấy tờ" nhằm trục lợi trên địa bàn TP.HCM vẫn còn “bắt cóc bỏ đĩa”.

Giao Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Thông tin Truyền thông triển khai kết nối chia sẻ cơ sở dữ liệu công chứng, cơ sở dữ liệu địa chính phấn đấu hoàn thành trong năm 2021.

Tham mưu UBND thành phố triển khai thí điểm liên thông khi có yêu cầu của cá nhân, tổ chức đối với thủ tục công chứng, đăng ký quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và thuế nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí trong việc thực hiện thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức giúp phát hiện, ngăn chặn các giao dịch giả tạo, hợp pháp hoá các giao dịch bất hợp pháp, tránh thất thu nguồn thu ngân sách nhà nước.

Phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND TP. Thủ Đức, quận, huyện tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai, hoàn chỉnh quy hoạch chi tiết, công khai thông tin về nhà đất không được giao dịch, kiểm tra, thực hiện tốt công tác đăng ký đất đai, cung cấp thông tin quy hoạch theo yêu cầu; tổ chức thực hiện tốt việc tiếp dân, trả lời các yêu cầu liên quan đến thông tin nhà, đất, quy hoạch.

UBND thành phố yêu cầu Tòa án Nhân dân thành phố báo cáo, kiến nghị Tòa án nhân dân tối cao có văn bản hướng dẫn Tòa án nhân dân các cấp về việc xác định lỗi của tổ chức hành nghề công chứng đối với vụ án có yếu tố giả mạo giấy tờ, giả mạo người khác trong văn bản công chứng; lựa chọn một trong các bản án có liên quan đến việc xác định trách nhiệm bồi thường hay không phải chịu trách nhiệm bồi thường liên quan đến văn bản công chứng bị giả mạo giấy tờ, giả mạo người khác để làm án lệ nhằm thống nhất việc áp dụng pháp luật.

Riêng Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên và Môi trường triển khai kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu công chứng và cơ sở dữ liệu địa chính, phấn đấu hoàn thành trong năm 2021.

Có thể thấy, thực trạng giả mạo hồ sơ, giấy tờ nhằm trục lợi hiện nay diễn ra ngày càng phổ biến với tính chất tinh vi, phức tạp. Trong đó nhiều trường hợp khó có thể phát hiện ra vấn đề sai lệch dẫn đến việc qua mắt được công chứng viên. Mặc dù các cơ quan ngành Tư pháp đã đưa ra nhiều quy định nghiêm ngặt trong khâu kiểm chứng giấy tờ công chứng, song vẫn còn “bắt cóc bỏ đĩa”.

Nhận định nguyên nhân của các vụ việc trên VKSND TP.HCM cho rằng, nguyên nhân chính là do Công chứng viên thiếu thận trọng trong việc kiểm tra giấy tờ, tài liệu công chứng nên không phát hiện giấy tờ giả, người đóng giả. Thậm chí một số trường hợp Công chứng viên chưa chú trọng đến đạo đức nghề nghiệp, nếu có tiêu cực rất khó phát hiện.

Ngoài ra, do đặc thù TP.HCM có dân số đông, số lượng hợp đồng, giao dịch là rất lớn nên vẫn còn trường hợp giả người hoặc sử dụng giấy tờ giả nhưng không được phát hiện, xử lý kịp thời.

Trưởng Phòng công chứng số 4 (quận Tân Bình) - Nguyễn Mạnh Cường cho biết để chống nạn giấy tờ giả, vai trò của Sở Tư pháp thành phố là rất quan trọng. Sở thường xuyên chỉ đạo các phòng, ban liên quan tổ chức buổi làm việc giữa các ngành như công an, Viện Kiểm sát, tòa án để xây dựng cơ chế phối hợp trong việc phát hiện và xử lý giấy tờ giả. Sở cũng chỉ đạo sát sao các tổ chức hành nghề công chứng tổ chức các lớp, các buổi tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ cho công chứng viên để có kỹ năng phát hiện giấy tờ giả.

Tuy nhiên, hiện nay hành vi làm giả trong công chứng diễn ra rất tinh vi từ việc chuẩn bị, dàn dựng kịch bản, giấy tờ giả, người giả đều khó phát hiện. Vì thế, ngoài sự quyết liệt của Sở Tư pháp, phải có sự chia sẻ dữ liệu, liên thông, kết nối giữa các chi nhánh văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất với các tổ chức hành nghề công chứng. Sự kết nối này sẽ xác định được lịch sử, đối tượng giao dịch mới kịp thời ngăn chặn được các hành vi làm giả tinh vi.

Đức Linh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm