Tin tức - Sự kiện

TP Hồ Chí Minh ứng phó thế nào với biến thể Omicron?

TP Hồ Chí Minh đã xây dựng và đang thực hiện thế trận y tế ứng phó với biến thể Omicron.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì Hội nghị lần thứ ba Quân ủy Trung ương nhiệm kỳ 2020-2025 / Ngày 16/12, thêm 15.270 ca mắc COVID-19 mới

Theo thông tin đưa ra tại buổi họp báo phòng chống dịch COVID-19 của TP Hồ Chí Minh vào chiều 16/12, có 8 bước quan trọng trong thế trận y tế ứng phó với Omicron trong đó tập trung tăng cường giám sát kiểm dịch tại các điểm nóng như cửa khẩu hàng không, hàng hải, địa bàn dân cư, doanh nghiệp. Tổ chức giám sát bằng xét nghiệm nhằm phát hiện sớm nhất biến thể này. Tất cả các bước đều đang được thực hiện đồng thời.

Lực lượng y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân (Ảnh: TTXVN)

Lực lượng y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân (Ảnh: TTXVN)


Sau giai đoạn mở cửa kể từ tháng 10, các hoạt động sản xuất, kinh doanh tại TP Hồ Chí Minh khôi phục trở lại, dẫn đến số ca F0 trong cộng đồng có xu hướng tăng, tuy vậy nhiều bệnh viện đã được trả lại công năng và lực lượng y tế đang phải chia sẻ rất nhiều công việc. Thành phố xin thêm 3.000 y bác sĩ hỗ trợ để sẵn sàng ứng phó với biến thể Omicron.

"Vừa qua, TP Hồ Chí Minh đề ra 8 giải pháp ứng phó với biến chủng Omicron, trong đó giải pháp thứ tám là xây dựng kế hoạch triển khai bệnh viện dã chiến hoặc cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 cấp huyện, sẵn sàng kích hoạt và đưa vào hoạt động ngay khi có yêu cầu. Do đó, việc kiến nghị bổ sung 3.000 y bác sĩ nhằm phục vụ hiệu quả kế hoạch giải pháp thứ tám này" - bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh Văn phòng Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết.

Sở Y tế cũng cho biết, theo đánh giá, khi thành phố đã xây dựng một hệ thống kịch bản khống chế số lượng F0, giảm tỷ lệ tử vong, các y bác sĩ hỗ trợ hoàn thành sứ mệnh và sẽ trở về địa phương trong khoảng 1, 2 tháng.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm