Việt Bắc nhớ Bác Hồ
Nhớ Bác, ơn Bác, đồng bào các dân tộc vùng chiến khu xưa luôn khắc ghi lời căn dặn của Người, đoàn kết và không ngừng nỗ lực xây dựng ATK năm xưa ngày càng giàu mạnh.
Đà Nẵng: Đề xuất áp dụng mọi nhà “cửa đóng, then cài” ở các vùng đỏ / Quốc khánh và những kỷ niệm không thể nào quên
Ngày 2/9/1969, đúng dịp kỷ niệm lần thứ 24 ngày Quốc khánh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở về với thế giới người hiền, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho nhân dân Việt Nam và bạn bè thế giới.
Hơn nửa thế kỷ Bác đi xa, nhưng với vùng đất ATK Việt Bắc, hình bóng Người như vẫn còn đây, trong từng rặng cây, con suối rì rào đến muôn đời.
Bác Hồ thăm đồng bào Việt Bắc (ảnh tư liệu)
Trở lại Pác Bó (xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng), nơi có ngọn Các Mác, suối Lê Nin, hang Cốc Bó, hơn 80 năm trước Bác về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Khi đó, dân xóm Pác Bó còn nghèo nhưng một lòng theo Đảng, theo Bác, không ngại hy sinh bảo vệ an toàn cho cách mạng.
Bà Hoàng Thị Phần, con dâu của cụ Nông Quốc Phong và cụ Hoàng Thị Khìn, những người trực tiếp được đưa cơm, bảo vệ Bác kể, bà nghe mẹ Khìn kể đi hoạt động cách mạng chỉ có cơm rau măng, cháo bẹ đưa cho Bác, khâu giày, dép, quần áo cho Bác... Các ông, các bà đã chích máu ăn thề, kiên quyết đi theo Đảng, theo Bác.
Theo lời Bác dạy, bà con Pác Bó đã đoàn kết, đồng lòng xây dựng một vùng biên cương ấm no, trù phú. Pác Bó hôm nay đã không còn hộ nghèo, xóm núi đã có những nhà xây cao tầng mọc lên.
Xóm núi Pác Bó (Cao Bằng)
Ông Nông Thanh Bằng - Bí thư Chi bộ Pác Bó cho biết, Bác coi mảnh đất này như quê hương thứ hai, đồng bào Pác Bó cũng coi Bác như một người ông, người cha vô cùng gần gũi và thân thiết.
"Từ 1969, sau khi làm lễ tang Bác, nhà nào ở đây cũng làm bàn thờ Bác, một năm ít cũng làm lễ, cúng 3 lần là ngày 2/9, ngày sinh nhật Bác và Tết Nguyên đán cổ truyền, so với thờ Tổ tiên không khác gì đâu"- ông Nông Thanh Bằng nói.
Thời kỳ tiền khởi nghĩa và 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, khắp vùng Việt Bắc từ Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng đều in dấu chân của Bác.
Ông Bàn Văn Cống, hiện sống tại Bản Ca, xã Bình Trung, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn nhớ như in năm 1947, Bác đến Bản Ca, cả thôn khi ấy chỉ có 7 nóc nhà, tất cả già trẻ, gái trai đều góp sức để làm lán cho Bác và các đồng chí Trung ương ở tạm.
Theo ông, nếu không có Bác đi khắp các nước tìm đường cứu dân, cứu nước thì Việt Nam còn khó khăn, gian khổ. Bây giờ người dân có cơm ăn, có trường học, có nhiều công việc làm tốt... dân Bản Ca tự hào gia đình nào cũng ổn định, có nhà xây, có nhà chưa xây nhưng không còn cảnh gió to, mưa lớn bị dột nữa.
Ông Triệu Quý Thành, thôn Khuôn Tát, xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên bên gốc đa lịch sử
Đứng dưới gốc đa nghìn tuổi, ông Triệu Quý Thành (thôn Khuôn Tát, xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên) xúc động khi nhớ lại những câu chuyện được nghe từ những người đi trước, rằng hơn 70 năm trước dưới gốc đa này, Bác và những cán bộ phục vụ đã nghỉ ngơi, đánh bóng chuyền mỗi chiều sau những giờ làm việc căng thẳng...Mảnh đất này, nơi nào cũng như in hình bóng Người.
"Khi Bác mất, toàn dân đều rất đau lòng, ai cũng thương, ai cũng xót. Đất nước được như hôm nay là nhờ có Bác. Tất cả các nơi đều có trường học, có đường đi lối lại. Người dân Khuôn Tát không nghĩ có ngôi trường này, con đường này, thế mà bây giờ có" - ông Triệu Quý Thành bùi ngùi nói.
Dưới gốc đa cổ thụ tại thôn Khuôn Tát, xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, Bác cùng các đồng chí bảo vệ, phục vụ đánh bóng chuyền, tập võ sau giờ làm việc
“Cách mạng đã do Việt Bắc mà thành công, thì kháng chiến sẽ do Việt Bắc mà thắng lợi”. Ông Nguyễn Xuân Phú, Bí thư Chi bộ Đèo De, xã Phú Đình, huyện Định Hóa luôn tự hào khi làng ông được chọn làm nơi xây dựng Đền thờ Bác, "địa chỉ đỏ" để người dân tỏ lòng thành kính với Người, cũng là nơi giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống anh hùng cách mạng của thế hệ cha ông.
"Bà con nghĩ về công lao của Bác từ xưa đã gây dựng lên. Bà con tự hào vì trước Bác hoạt động ở đây và hôm nay có cuộc sống ấm no này. Nên là từ lễ, tết, ngày 2/9, nhất là ngày tổ chức Trung thu cho các cháu, bà con đều lên đền thờ để thắp hương cho Bác" - ông Nguyễn Xuân Phú cho biết.
Hơn nửa thế kỷ Bác đi xa, cũng là hơn nửa thế kỷ toàn dân tộc nỗ lực thực hiện Di chúc thiêng liêng của Người, cùng dựng xây và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Nhớ Bác, ơn Bác, đồng bào các dân tộc vùng chiến khu xưa luôn khắc ghi lời căn dặn của Người, đoàn kết và không ngừng nỗ lực xây dựng ATK năm xưa ngày càng giàu mạnh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Sóc Trăng có tân giám đốc công an tỉnh
Đà Nẵng: Phẫu thuật laser bóc u tuyến tiền liệt nặng 120g cho cụ ông 95 tuổi
Đường hoa xuân Menas Mall 2025: Hành trình gắn kết, khơi nguồn thịnh vượng
Bên lề WEF Davos 55: Đầu tư công nghệ cao tại Việt Nam - Cất cánh trong kỷ nguyên thông minh
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đối thoại với WEF về đổi mới sáng tạo
Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại chính sách đặc biệt tại WEF Davos
Cột tin quảng cáo