Việt Nam đầu tư trên 3,7 tỷ USD vào khu vực Tam giác phát triển thuộc Lào và Campuchia
Đà Nẵng: Nguy cơ thiếu nước sinh hoạt do xâm nhập mặn nghiêm trọng / Yêu cầu thuỷ điện bảo đảm cấp nước cho hạ du sông Vu Gia - Thu Bồn
Tham dự có đại diện lãnh đạo các bộ ngành liên quan của 3 nước; Ủy ban chính quyền, các sở, ngành và doanh nghiệp của 13 tỉnh thuộc khu vực Tam giác phát triển gồm Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Bình Phước (Việt Nam), Sekong, Attapeu, Salavan, Champasak (Lào) và Stung Treng, Rattanakiri, Mondul Kiri, Kratie (Campuchia).
Hội nghị đã đánh giá kết quả thúc đẩy công tác xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch của mỗi nước và của địa phương các tỉnh trong khu vực CLV; qua đó nhận định tình hình, chỉ ra những hạn chế, khó khăn, cơ hội và đề ra giải pháp thiết thực, gắn kết hơn trên từng lĩnh vực đầu tư, thương mại và du lịch để có sự hợp tác chặt chẽ, hiệu quả trong thu hút các nguồn lực, khai thác sử dụng tiềm năng, thế mạnh của mỗi địa phương, mỗi nước trong khu vực CLV, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo và tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác giữa 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia.
Các đại biểu cũng khẳng định trong những năm qua, tình hình hợp tác đầu tư giữa các doanh nghiệp 3 nước tại khu vực Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam đã đạt được những kết quả nhất định nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh, cũng như mối quan hệ hợp tác chiến lược giữa 3 nước.
Nhiều lĩnh vực tiềm năng chưa được khai thác tốt như nông nghiệp, năng lượng đặc biệt là năng lượng sạch như thủy điện, điện gió, điện mặt trời, khoáng sản, du lịch,...chưa phát huy được hết thế mạnh. Các đại biểu cũng cho rằng vẫn còn tồn tại một số rào cản trong việc thúc đẩy hoạt động đầu tư khu vực Tam giác phát triển như cơ sở hạ tầng đã được quan tâm nâng cấp, nhưng vẫn còn yếu kém hơn so với các khu vực khác; nguồn vốn đầu tư còn thiếu, chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư chưa thật sự rõ ràng và thủ tục hành chính liên quan đến vận chuyển hàng hóa, luật hải quan, thuế vẫn còn phức tạp chưa được tháo gỡ.
Để góp phần tháo gỡ và giải quyết những hạn chế trên, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch Đầu tư, ông Vũ Văn Chung, đã đưa ra nhiều đề xuất, trong đó kiến nghị các nước cần có chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư đối với địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn và địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, trong đó các tỉnh thuộc Khu tam giác phát triển cần nằm trong diện được hưởng chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư cao nhất...; Đề nghị trong quá trình xây dựng các chương trình hành động chung của Khu vực, ba nước cần nghiên cứu hình thành vùng nguyên liệu quy mô lớn để khuyến khích và thu hút các nhà đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm cũng như xuất khẩu hàng hóa bám theo các trục giao thông nối liền giữa các tỉnh trong khu vực ra các cửa khẩu với Việt Nam để ra biển, đảm sự phát triển bền vững của cả khu vực Tam giác phát triển cũng như lợi ích của các nước thành viên.
Đại diện phía Việt Nam cũng kiến nghị các cơ quan nhà nước của các bên cần thường xuyên rà soát, đẩy nhanh việc triển khai các hiệp định, thỏa thuận hợp tác đã có giữa các bên nước và đồng thời sớm xây dựng các thỏa thuận hợp tác cần thiết mới như về lao động, bảo đảm cho các hoạt động đầu tư, kinh doanh và khai thông các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp; Đẩy nhanh việc triển khai có hiệu quả các hiệp định, thỏa thuận hợp tác song phương và đa phương giữa các bên nhằm tạo khung pháp lý thuận lợi cho hoạt động đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp...; Đề nghị nâng cấp và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, trong đó đặc biệt là hạ tầng giao thông, điện, nước, hệ thống thủy nông, thủy lợi...; Đơn giản hóa thủ tục hải quan, tạo điều kiện đưa nhân lực, hàng hóa, thiết bị, phương tiện qua cửa khẩu thuận lợi. Giảm bớt gánh nặng về thủ tục, chi phí đưa người lao động là công dân 3 nước CLV vào làm việc trong khu vực Tam giác phát triển…
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, trong khu vực Tam giác phát triển thuộc Lào và Campuchia, Việt Nam có 110 dự án với số vốn đăng ký đầu tư hơn 3,7 tỷ USD (chiếm hơn 24% tổng số dự án và hơn 44% vốn đăng ký đầu tư sang Lào và Campuchia nói chung). Trong đó, đầu tư tại Lào có 65 dự án, với số vốn hơn 2 tỷ USD và tại Campuchia có 45 dự án, với số vốn gần 1,7 tỷ USD. Các dự án đầu tư của Việt Nam tại khu vực này tập trung chủ yếu vào lĩnh vực trồng cây công nghiệp, xây dựng, khai khoáng và thủy điện. Nhiều dự án đã đi vào hoạt động ổn định, có những đóng góp và tác động tích cực đối với phát triển kinh tế của địa phương thông qua việc đóng góp cho nguồn thu ngân sách nhà nước, tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương, góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng thông qua các công trình dân dụng nhỏ như đường sá, trường học, trạm y tế, đóng góp cho công tác an sinh xã hội tại địa phương. Tại Việt Nam, 5 tỉnh thuộc Khu tam giác phát triển gồm Đăk Lăk, Đăk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Bình Phước hiện thu hút 521 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đến từ 30 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt hơn 6 tỷ USD, trong đó có 2 dự án đầu tư của doanh nghiệp Campuchia. Đến nay, 5 tỉnh của Việt Nam đã đầu tư sang Lào và Campuchia 48 dự án, tổng vốn đăng ký là 1,91 tỷ USD, trong đó, chủ yếu là đầu tư vào khu vực Tam giác phát triển của Lào và Campuchia với 41 dự án, tổng vốn đăng ký là 1,65 tỷ USD (chiếm 44% tổng đầu tư của Việt Nam trong khu vực CLV của Lào và Campuchia)…
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đẩy mạnh hợp tác trong cộng đồng Pháp ngữ phát triển nông nghiệp bền vững
Sóc Trăng có tân giám đốc công an tỉnh
Đà Nẵng: Phẫu thuật laser bóc u tuyến tiền liệt nặng 120g cho cụ ông 95 tuổi
Đường hoa xuân Menas Mall 2025: Hành trình gắn kết, khơi nguồn thịnh vượng
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đối thoại với WEF về đổi mới sáng tạo
Bên lề WEF Davos 55: Đầu tư công nghệ cao tại Việt Nam - Cất cánh trong kỷ nguyên thông minh