Xã hội

Cảnh báo nguy cơ mất an toàn điện, ảnh hưởng tính mạng do thả diều

DNVN - Mùa hè, học sinh nghỉ học, hoạt động thả diều giải trí có chiều hướng gia tăng. Tuy nhiên người dân, nhất là trẻ em, không thả diều gần hành lang an toàn lưới điện, dễ gây ra các sự cố về điện do diều vướng vào đường dây.

Đà Nẵng: Nhiều hoạt động đặc sắc trong tuần lễ Giải Golf Phát triển châu Á 2022 / Tháng 6/2022, Đà Nẵng sẽ diễn ra loạt sự kiện nổi bật về đầu tư, du lịch, thương mại

Theo số liệu thống kê năm 2021, trên lưới điện trung áp của Tổng Công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) đã xảy ra 123 sự cố do diều vướng vào đường dây điện. Cao điểm các sự cố về điện do diều vướng vào đường dây rơi vào các tháng 5, 6, 7 là giai đoạn học sinh nghỉ hè. Thậm chí một số trường hợp diều mắc vào đường dây gây sự cố mất điện diện rộng, kéo dài.

Diều vướng vào đường dây gây ra nhiều sự cố về điện

Diều vướng vào đường dây đang vận hành gây chập điện, cháy nổ

Điển hình như sự cố tại Thừa Thiên Huế ngày 25/06/2021, diều mắc vào vị trí 46/18/6 đường dây 478 Huế 3 làm vỡ sứ nhiều vị trí, nhảy máy cắt 478 Huế 3 gây mất điện của 3.470 khách hàng trong 4 giờ đồng hồ. Mới đây nhất là sự cố ngày 25/4/2022 tại Bình Định, diều vướng vào đường dây điện đã làm nhảy máy cắt phân đoạn Cát Thắng xuất tuyến 476 Phù Cát, gây mất điện cho 4.448 khách hàng trong hơn 2 giờ.

“Nhiều trường hợp diều vướng vào đường dây điện đang vận hành gây ra chập điện, cháy nổ. Người chơi diều nếu không có kinh nghiệm xử lý sẽ bị điện giật, gây mất điện khu vực, ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống sinh hoạt của người dân, nghiêm trọng hơn nữa là ảnh hưởng đến tính mạng của người chơi diều”, ông Hoàng Ngọc Thạch, Phó Trưởng ban Truyền thông EVNCPC chia sẻ.

Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 14/2014/NĐ-CP và Điều 15 Nghị định 134/2013/NĐ-CP của Chính phủ “Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả”, đối với các tập thể, cá nhân thả diều hoặc bất kỳ vật gì gây sự cố lưới điện sẽ bị phạt tiền từ 1 - 5 triệu đồng. Riêng các trường hợp gây ra sự cố nghiêm trọng, gây hỏa hoạn, sự cố mất điện trên diện rộng, tai nạn điện…sẽ bị truy cứu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.


Khi có diều hoặc vật bay vướng vào đường dây điện, người dân cần báo ngay cho đơn vị quản lý điện can thiệp để tránh nguy cơ xảy ra tai nạn

Khi có diều hoặc vật bay vướng vào đường dây điện, người dân cần báo ngay cho đơn vị quản lý điện can thiệp để tránh nguy cơ xảy ra tai nạn (Ảnh do EVNCPC cung cấp)

Do vậy, EVNCPC khuyến cáo người dân, đặc biệt là trẻ em, nên chọn thả diều ở những nơi có không gian rộng, không có đường dây điện, trạm điện ở gần để bảo đảm an toàn cho chính bản thân và con em mình. Không thả diều gần các công trình lưới điện; không được tự ý trèo lên cột điện, dùng sào gỡ diều khi bị vướng mà phải báo ngay cho đơn vị quản lý điện can thiệp để tránh nguy cơ xảy ra tai nạn.

Khi có diều hoặc vật bay vướng vào đường dây điện, người dân cần nhanh chóng liên hệ với ngành điện qua số điện thoại tổng đài 19001909 (Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Trung) để được hỗ trợ và ngăn chặn kịp thời các sự cố xảy ra.

Hải Châu
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm