Xã hội

Đà Nẵng: Kiến nghị tháo gỡ quy định về sử dụng kinh phí dự phòng các dự án đầu tư công

DNVN - Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND TP Đà Nẵng kiến nghị UBND TP cần nghiên cứu phương thức quản lý sử dụng chi phí dự phòng, vừa đảm bảo tính chặt chẽ nhưng cũng đồng thời tháo gỡ, giao quyền quyết định và chịu trách nhiệm cho chủ đầu tư để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án.

Du khách đến Đà Nẵng tăng cao hơn dự kiến / Quảng bá du lịch Đà Nẵng tại hội chợ lớn nhất Ấn Độ

Cần quy định cụ thể trách nhiệm trong bước lập chủ trương đầu tư

Như tin đã đưa, qua giám sát tình hình giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND TP Đà Nẵng (gọi tắt là Ban KT-NS) vừa có Báo cáo 37/BC-HĐND ngày 21/2/2023 kiến nghị, đề xuất với UBND TP Đà Nẵng một số giải pháp cần tập trung chỉ đạo quyết liệt hơn nữa nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 ngay từ đầu năm..

Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND TP Đà Nẵng kiến nghị UBND TP phân cấp mạnh hơn trong sử dụng kinh phí dự phòng của các dự án

Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND TP Đà Nẵng kiến nghị UBND TP cần phân cấp mạnh hơn trong sử dụng kinh phí dự phòng của các dự án

Trong đó, Ban KT-NS kiến nghị UBND TP Đà Nẵng sớm quy định cụ thể trách nhiệm, nội dung, thời gian xử lý công việc của các Sở, UBND các quận, huyện trong bước lập chủ trương đầu tư. Theo Ban này, thời gian qua TP Đà Nẵng đã chuyển giao nhiệm vụ trình chủ trương đầu tư dự án về cho các sở chuyên ngành, UBND quận huyện thực hiện nhằm đảm bảo Luật Đầu tư công. Tuy nhiên các đơn vị vẫn còn nhiều vướng mắc khi tiếp nhận nhiệm vụ.

Cụ thể, việc xem xét hồ sơ và trình báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư tại các Sở, UBND quận, huyện hiện chưa được quy định tại Quyết định 32/2021/QĐ-UBND của UBND TP Đà Nẵng. Vì vậy, Ban KT-NS đề nghị khẩn trương sửa đổi Quyết định số 32, cụ thể hóa trách nhiệm, nội dung, thời gian xử lý công việc của các Sở, UBND các quận, huyện trong bước lập chủ trương đầu tư; rà soát hỗ trợ tối đa, xử lý các vướng mắc để các đơn vị hoàn thành nhiệm vụ.

Đồng thời nghiên cứu quy định pháp luật về lập quy hoạch đô thị chi tiết tỷ lệ 1/500 để rút ngắn thời gian triển khai các thủ tục đầu tư. Thực tế hiện nay công tác lập quy hoạch chi tiết 1/500 mất rất nhiều thời gian nên khi triển khai theo thủ tục lập quy hoạch chi tiết sau bước chủ trương đầu tư sẽ kéo dài thời gian thực hiện dự án.

Do vậy, Ban KT-NS đề nghị UBND TP Đà Nẵng nghiên cứu, xem xét về một số giải pháp tháo gỡ các vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng lập quy hoạch chi tiết 1/500 theo hướng quy hoạch có thể lập đồng thời để bảo đảm tính đồng bộ hoặc cho thực hiện song song trong quá trình chuẩn bị đầu tư, đảm bảo theo quy định tại khoản 4 Điều 30 Luật Quy hoạch Đô thị năm 2020.

Cần phân cấp mạnh hơn trong sử dụng kinh phí dự phòng

Đáng chú ý, Ban KT-NS ghi nhận hiện nay UBND TP Đà Nẵng đang kiểm soát tốt việc sử dụng chi phí dự phòng, tuy nhiên lại dẫn đến tình trạng một số gói thầu phát sinh cần sử dụng chi phí dự phòng dù rất nhỏ cũng phải báo cáo, xin ý kiến UBND TP (Điểm d, khoản 1, Điều 9 Quyết định số 32 nêu trên về Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở), thường phải lấy ý kiến các sở ngành dẫn đến kéo dài thời gian thực hiện dự án.

Theo Ban KT-NS, trong thực tế đầu tư thường sẽ có những chi phí phát sinh, điều chỉnh. Vì vậy, để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, UBND TP Đà Nẵng cần nghiên cứu phương thức quản lý sử dụng chi phí dự phòng, vừa đảm bảo tính chặt chẽ nhưng cũng đồng thời tháo gỡ, giao quyền quyết định và chịu trách nhiệm cho chủ đầu tư.

Ban KT-NS cho biết, về thẩm quyền thẩm định, phê duyệt dự toán xây dựng điều chỉnh tại khoản 4, 5 Điều 15 Nghị định 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ có quy định: “Việc điều chỉnh dự toán không vượt dự toán đã phê duyệt nhưng làm thay đổi cơ cấu các khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư xây dựng thì chủ đầu tư tự tổ chức điều chỉnh, phê duyệt, báo cáo người quyết định đầu tư và chịu trách nhiệm về kết quả điều chỉnh.”

Vì vậy Ban này đề nghị UBND TP Đà Nẵng rà soát, nghiên cứu các quy định pháp luật liên quan để thực hiện theo hướng phân cấp mạnh hơn trong sử dụng kinh phí dự phòng vừa đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn vốn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, vừa đảm bảo thẩm quyền theo quy định (trong đó cần quy định phát sinh bao nhiêu, như thế nào thì chủ đầu tư quyết định; bao nhiêu thì cần báo cáo xin ý kiến UBND TP quyết định, lấy ý kiến các sở ngành).


Hải Châu
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm