Đà Nẵng: Tập trung ứng phó, khắc phục hậu quả do mưa lũ và phục hồi sản xuất
Tuyến vận tải thủy Đà Nẵng – Lý Sơn không chỉ là sản phẩm du lịch mới mà còn bảo vệ chủ quyền biển đảo / Đà Nẵng: Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có xu hướng phục hồi, tăng trưởng tích cực
Theo đó, UBND TP Đà Nẵng giao Chủ tịch UBND các quận, huyện theo địa bàn quản lý là tổng chỉ huy khắc phục thiệt hại do mưa lũ gây ra; vận động các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức tham gia dọn dẹp vệ sinh môi trường; khôi phục sản xuất nông nghiệp, bảo đảm các nhu cầu thiết yếu của người dân; quan tâm hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại, nhất là các hộ nghèo, khó khăn.
Theo Văn phòng Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự TP Đà Nẵng, đợt mưa lũt ừ ngày 31/3 đến 2/4 đã làm trên địa bàn TP xảy ra 13 vị trí ngập úng đô thị
UBND TP Đà Nẵng cũng yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện tiếp tục chủ động ứng phó với gió mạnh trên biển, đợt mưa ngày 4 và 5/4 sắp tới (Doanh nghiệp Việt Nam đã đưa tin), trong đó lưu ý xử lý ngập úng cục bộ tại các khu dân cư, vận hành các trạm bơm chống ngập có hiệu quả.
Theo Văn phòng Văn phòng Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự TP Đà Nẵng, do ảnh hưởng của không khí lạnh mạnh kết hợp với hoàn lưu vùng áp thấp nên từ ngày 31/3 đến 2/4 trên địa bàn TP và lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn tỉnh Quảng Nam có mưa rất to, trên các sông xuất hiện lũ đã làm ngập úng cục bộ tại các khu dân cư, đô thị, đường giao thông và các vùng trũng thấp, ven sông, suối.
Mưa lũ bất thường đã làm 965,4/2522,8 ha lúa bị trên địa bàn Đà Nẵng ngập, ngã đổ (có khả năng hư hỏng); 259,1/ ha rau, hoa, màu... bị ngập: 259,1/ ha; 19,8/174,487 ha nuôi trồng thủy sản bị trôi, tập trung ở huyện Hòa Vang và các quận Cẩm Lệ, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn.
Đồng thời làm bồi lấp, sạt lở một số công trình kênh mương thủy lợi tại trạm Bích Bắc, Đồng Nghệ, Hòa Trung, Hòa Phú, Hòa Nhơn, Túy Loan với tổng khối lượng bồi lấp phải nạo vét là 991,04 m3, khối lượng sạt lở phải đắp là 41 m3; làm sạt lở 200m đường vành đai phía Tây tại thôn Hòa Thọ, xã Hòa Phú; sạt lở đường ĐT 601 tại thôn Quan Nam 3, xã Hòa Liên.
Tại quận Thanh Khê đã có một số hộ ở tổ dân phố 26, 27 (phường Thanh Khê Tây) bị ngập khoảng 1m; quận Liên Chiểu bị ngập úng một số khu vực trên địa bàn phường Hòa Khánh Nam; huyện Hòa Vang có 2/11 xã bị ngập úng (thôn Lộc Mỹ, xã Hòa Bắc bị chia cắt, ngập úng cục bộ 85 hộ; tại thôn Trung Sơn, xã Hòa Liên có 344 nhân khẩu bị ngập úng).
Ngoài ra, đã xảy ra 13 vị trí ngập úng đô thị: Nút 383 Núi Thành, ngã tư Núi Thành - Tiểu La, đường Quang Trung, ngã ba Trần Phú - Hoàng Văn Thụ, K640 Trưng Nữ Vương, đường Hải Hồ, khu vực đường Hà Huy Tập trước Trường Huỳnh Ngọc Huệ, Nguyễn Văn Linh - Hàm Nghi, Lê Duẩn, khu vực Khu CN Hòa Khánh (Ngã 3 cơ khí), khu vực cầu Đa Cô, khu vực kênh Yên Thế -Bắc Sơn và đường Trường Chinh. Đến sáng 2/4 nước rút, người dân đã đi lại bình thường.
Văn phòng Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự TP Đà Nẵng cho biết, theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn Trung Trung bộ, do ảnh hưởng của đới gió Đông rìa áp cao cận nhiệt đới lấn về phía Tây kết hợp với rìa Tây Nam lưỡi áp cao lạnh lục địa nên từ ngày 4 - 5/4 tại Đà Nẵng tiếp tục có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to. Tổng lượng mưa ở các quận, huyện phổ biến 50 - 100mm, có nơi cao hơn.
Hiện Đài Thông tin Duyên hải Đà Nẵng và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng TP đã thông báo cho các chủ phương tiện, tàu thuyền đang còn hoạt động trên biển biết tin không khí lạnh, cảnh báo gió mạnh, sóng lớn trên biển, mưa lớn để chủ động phòng tránh. Tính đến 7h ngày 4/4 có 802 tàu thuyền đang neo đậu an toàn tại Âu thuyền và cảng cá Thọ Quang (gồm 343 phương tiện của Đà Nẵng và 459 phương tiện của các tỉnh khác).
End of content
Không có tin nào tiếp theo