Tin tức - Sự kiện

Xảy ra ngộ độc thực phẩm: Hiệu trưởng chịu trách nhiệm

Trong những trường hợp cần thiết, Sở GD-ĐT TPHCM có thể kiểm tra đột xuất các đơn vị trường học có những vấn đề cần chấn chỉnh, nhắc nhở công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Học sinh trung học Việt Nam được hưởng học bổng của chính phủ New Zealand / Trường Đại học Hà Nội xét tuyển thẳng học sinh chuyên, học sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế

Kiểm tra đột xuất bữa ăn học đường

Từ sự việc học sinh (HS) bị nhiễm sán từ bữa ăn trường học ở Bắc Ninh dấy lên nỗi lo của phụ huynh về bữa ăn học đường, Sở GD-ĐT TPHCM vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị giáo dục tăng cường thực hiện công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) trong nhà trường.

Sở khuyến khích các trường học chủ động phối hợp với các đơn vị chức năng tổ chức xét nghiệm để kiểm tra nguồn gốc nguyên liệu và sản phẩm chế biến tại các bếp ăn, căng tin, suất ăn công nghiệp...; Ban đại diện cha mẹ HS tham gia giám sát các bếp ăn tập thể và suất ăn công nghiệp, căng tin tại các trường học.

bepan.jpg

Học sinh Trường tiểu học Nguyễn Trung Ngạn, Q.8, TPHCM trong giờ ăn bán trú ở trường

Đối với trường hợp đồng với các đơn vị cung cấp suất ăn từ bên ngoài, chỉđược hợp đồng với những cơ sở cung cấp suất ăn đã được cấp Giấychứng nhận đủ điều kiện VSATTP. Cơ sở chế biến phải bảo đảmvệ sinh, đúng quy trình chế biến thực phẩm một chiều.

Tuyệt đối không chọn những cơ sở cung cấp suất ăn quá xa trường. Bảo đảm thời gian từ khi chế biến xong cho đến khi cho HS ăn không được quá 2 giờ, thực phẩm sau khi chế biến quá lâu phải hâm nóng lại trước khi cho HS ăn.

Trong những trường hợp cần thiết, Sở GD-ĐT TPHCM có thể kiểm tra đột xuất các đơn vị trường học có những vấn đề cần chấn chỉnh, nhắc nhở công tác đảm bảo VSATTP.

Đại diện Sở GD-ĐT TPHCM cũng khẳng định, hiệu trưởng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về các trường hợpngộ độc thực phẩm xảy ra trong trường học nếu nguyên nhân được chứng minh do trường học gây ra. Đồng thời, có phải có nhiệm vụ báo cáo với các cơ quan liên quan đểkịp thời để cùng phối hợp giải quyết nhanh chóng nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đốivề sức khỏe của HS, không để xảy ra ngộ độc tập thể.

Phụ huynh muốn vào kiểm tra bếp ăn: Phải có kế hoạch

 

Trên thực thế, việc phụ huynh muốn vào kiểm tra bếp ăn trường học không phải là chuyện dễ dàng, thậm chí là bị nhà trường khước từ khi muốn vào trường xem bếp ăn hay quan sát bữa ăn của con trẻ.

Bà Bùi Thị Diễm Thu, Phó GĐ Sở GD-ĐT TPHCM cho hay, đối với những trường hợp hợp đồng suất ăn công nghiệp, cũng phải mời phụ huynh cùng tham gia vào, có thể đến công ty đó tham quan cách tổ chức nhập nguyên vật liệu, thực phẩm.

Còn đối với việc phụ huynh liệu có thể vào bếp ăn kiểm tra bất cứ lúc nào hay không, bà Thu cho hay, việc bước vào bếp ăn phải có sự phối hợp giữa nhà trường với phụ huynh. Bếp ăn cần đảm bảo sự an toàn cho các em HS, nên không thể bất kỳ lúc nào, mà cần phải có kế hoạch trước.

Bà Thu cho biết thêm, hàng năm Sở GD-ĐT đều phối hợp với Ban quản lý ATTP thành phố tập huấn cho hiệu trưởng, cấp dưỡng nhà trường thực hiện tự kiểm tra việc bảo đảm ATTP tại đơn vị của mình. Nhấn mạnh vai trò ATTP trong nhà trường trong việc đảm bảo sức khoẻ cho các thế hệ HS.

Theo dantri.com.vn
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm