Xử lý buôn lậu, sản xuất hàng giả tăng 83%
Chính phủ sẽ rà soát hoạt động của cán bộ chống buôn lậu / Quảng Ninh: Cảnh sát giao thông chặn buôn lậu cầy giông
Cùng chủ trì hội nghị có Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Tân Cương, Phó Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng.
Phát biểu khai mạc, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình nhấn mạnh, 6 tháng đầu năm 2020, Ban Chỉ đạo 138/CP và Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đều hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Công tác phòng, chống tội phạm đã tập trung chỉ đạo giải quyết vấn đề phát sinh gây bức xúc trong nhân dân, giải quyết kịp thời những vấn đề phức tạp nổi lên về tội phạm và trật tự xã hội, góp phần kéo giảm 8,4% số vụ tội phạm xâm phạm trật tự xã hội, điều tra, khám phá nhiều chuyên án lớn, đặc biệt là tội phạm liên quan đến băng nhóm tín dụng đen, xã hội đen; nhiều vụ phạm tội sử dụng công nghệ cao…
Cũng theo Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả được triển khai đồng bộ ở tất cả các cấp, các ngành; đã phát hiện, xử lý thành công nhiều đường dây buôn lậu, sản xuất hàng giả lớn, thu nộp ngân sách gần 11.300 tỷ đồng, tăng 83% so với cùng kỳ năm 2019.
Các lực lượng đã tập trung làm tốt công tác ổn định thị trường các mặt hàng thiết yếu; chống sản xuất, kinh doanh các mặt hàng y tế giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc. Tuy nhiên, tình hình tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả vẫn diễn biến phức tạp, gắn với sự thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý, thậm chí là tiêu cực, tham nhũng, bao che, tiếp tay cho một bộ phận cán bộ, công chức tha hóa biến chất.
Báo cáo tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương cho biết, 6 tháng đầu năm 2020, toàn quốc xảy ra 23,465 vụ phạm pháp hình sự (giảm 8,4% so với cùng kỳ năm 2019). Hoạt động của tội phạm nổi lên là: Tội phạm có tổ chức vẫn diễn ra phức tạp, có sự đan xen giữa các lĩnh vực, núp bóng doanh nghiệp, hoạt động chủ yếu là “bảo kê”, “tín dụng đen”, đánh bạc và tổ chức đánh bạc trên không gian mạng...
Tội phạm kinh tế, tham nhũng diễn ra phức tạp trong các ngành, lĩnh vực kinh tế trọng điểm, như tài chính, ngân hàng, đầu tư công, quản lý, sử dụng đất đai... với các hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, cố ý làm trái quy định của Nhà nước.
Lợi dụng dịch bệnh Covid-19, hoạt động đầu cơ, buôn lậu, làm giả các mặt hàng phòng, chống dịch bệnh, thực phẩm thiết yếu tăng mạnh; vi phạm trong thực hiện các gói thầu mua thiết bị vật tư y tế phòng, chống dịch gây bức xúc xã hội.
Thời gian qua, lực lượng chức năng đã điều tra, khám phá gần 20.000 vụ tội phạm xâm phạm trật tự xã hội (đạt tỷ lệ 84,049%), bắt 45.004 đối tượng; triệt phá hơn 1.000 băng nhóm tội phạm các loại, nhất là đấu tranh, triệt phá nhiều băng nhóm hoạt động liên quan đến "tín dụng đen”.
Các lực lượng chức năng cũng phát hiện, đấu tranh với hơn 11.200 tổ chức, cá nhân phạm tội về kinh tế trong gần 11.300 vụ; hơn 14.000 tổ chức, cá nhân phạm tội, vi phạm pháp luật về môi trường trong gần 14.000 vụ; gần 20.000 đối tượng phạm tội về ma túy trong hơn 14.000 vụ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vận hành tàu 'hoàng hậu', xây dựng Đà Lạt - Trại Mát thành tuyến đường sắt đẹp nhất Việt Nam
Đà Nẵng: Tặng quà cho người dân và du khách trong đêm Noel
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất mức trích chi phí quản lý BHXH, bảo hiểm thất nghiệp tối đa 1,44%
Đại hội đồng LHQ thông qua 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng
Quỹ 'Vì cuộc sống tươi đẹp' được vinh danh
Quảng Nam – Đà Nẵng: Nguy cơ thiếu nước trong năm 2025 ở mức cao