Tổ hợp S-400 vẫn là át chủ bài của Nga trên mọi mặt trận
S-400 Triumf là hệ thống tên lửa phòng không tầm trung và tầm xa của Nga, được đưa vào biên chế năm 2007. Bao gồm 16 trung đoàn của Nga sẽ tiếp nhận thêm hệ thống S-400 vào cuối năm 2016.
Theo TASS, S-400 có thể cùng lúc tấn công 36 mục tiêu bằng 72 tên lửa từ khoảng cách 400km. Hệ thống phòng không S-400 có khả năng tấn công mục tiêu bay ở độ cao 30km hoặc có thể được dùng để đối phó cả các mục tiêu mặt đất.
Chậm giao S-400 cho Trung Quốc
Trung Quốc đã thanh toán cho Nga một khoản tiền đặt cọc theo hợp đồng ký kết giữa 2 phía vào năm ngoái về việc cung cấp hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumf cho Bắc Kinh.
Ông Sergei Chemezov, người đứng đầu tập đoàn Rostec cho biết: "Chúng tôi còn phải qua hàng loạt thủ tục và rất nhiều các vấn đề phải giải quyết. Nên dù đã nhận tiền ứng trước, tôi vẫn nghĩ rằng hợp đồng chỉ có thể hoàn tất trong hết năm nay nhưng chưa thể xác định thời điểm cụ thể".
Như vậy, trong tình huống xấu nhất, Trung Quốc chỉ có thể nhận được hệ thống phòng thủ này vào Quý I năm 2017. Nguyên nhân của sự chậm trễ này là do Nga đang tập trung thay thế dần hệ thống phòng không S-300 vốn đã cũ và không còn phù hợp với một số yêu cầu tác chiến hiện đại.
Thế nhưng các nhà máy sản xuất hệ thống này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất trong nước. Nga đã cho xây thêm một số nhà máy mới nhưng sẽ khá lâu để đưa chúng đi vào hoạt động. Theo một vài nguồn tin rò rỉ, Trung Quốc đặt hàng khoảng 6 tiểu đoàn S-400 với tổng giá trị hợp đồng là khoảng 3 tỷ USD.
Bắt đầu từ năm 2015, được sự hỗ trợ của ngân hàng quốc gia, Nga tiến hành xây mới 3 nhà máy sản xuất vũ khí mới thuộc Tập đoàn Almaz-Antey ở 3 địa điểm là St.Peterburg, Nizhny Novgorod và Kirov để phục vụ nhu cầu cho quân đội Nga và xuất khẩu.
Tuy nhiên, các nhà máy này hiện vẫn chưa bước vào hoạt động nên công suất của nhà máy hiện nay chỉ đủ đáp ứng yêu cầu biên chế nội bộ, nên ít nhất là 1 năm nữa các hợp đồng xuất khẩu mới được thực hiện.
Nắm vai trò then chốt ở nhiều mặt trận
Ông Kremlin Sergei Ivanov, trả lời câu hỏi của hãng tin RIA Novosti về việc duy trì hệ thống S-400 ở Syria: “Để bảo đảm an ninh hiệu quả, nhất là việc kiểm soát các mối lo từ trên không, thì việc duy trì S-400 là cần thiết”. Với tầm bắn 400 km, S-400 giúp Nga nắm quyền kiểm soát gần như toàn bộ không phận nơi mà hệ thống này hiện diện.
Hôm 15/3, Tổng thống Vladimir Putin ra lệnh cho Bộ trưởng Quốc phòng Nga bắt đầu rút phần lớn quân khỏi Syria. Tuy nhiên, Moscow vẫn sẽ duy trì hiện diện quân sự ở Syria mà cụ thể là tại cảng Tartus và căn cứ không quân Hmeymim ở Latakia, bởi thời hạn rút quân cụ thể chưa được công bố. Theo giới chuyên gia dự đoán, Moscow vẫn sẽ duy trì hệ thống phòng thủ tên lửa cùng các đội tàu chiến, các tổ hợp trinh sát tại Syria.
Giới quan sát nhận định, quyết định rút lực lượng cùng khí tài của Nga khỏi Syria chủ yếu liên quan đến lực lượng mặt đất và không quân. Moskva vẫn sẽ duy trì hệ thống phòng thủ tên lửa cùng các đội tàu chiến, các tổ hợp trinh sát tại Syria.
Video: Hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga vận hành.
End of content
Không có tin nào tiếp theo