Tôm chiên hoàng bào - món ăn cung đình Việt
Thật ra, ẩm thực cung đình Huế cũng chính là ẩm thực dân gian được nâng cao lên, bày biện cầu kỳ tinh tế hơn, nguyên liệu quý hiếm hơn. Xưa kia trong cung đình Huế, có một bộ phận chuyên lo việc ăn uống của Vua chúa, gọi là Thượng Thiện. Đội Thượng Thiện phải bám sát sở thích của Hoàng đế mà lo chế biến các món ăn cho hợp khẩu vị mỗi ngài mỗi khác. Như Vua Gia Long ăn uống giản dị nhất, ngược lại vua Đồng Khánh ăn uống rất cầu kỳ, hàng ngày “ăn cơm ba lần, vào lúc 6h sáng, 11h trưa và 5h chiều. Mỗi bữa có 50 món khác nhau, do 50 người đầu bếp nấu nướng cho hoàng cung”. Có thể nói ẩm thực cung đình Huế đã hội tụ rất nhiều nét đặc sắc của ẩm thực các vùng miền trên bàn ăn quý tộc.
Món ăn cung đình Huế ngoài hình thức trình bày đẹp, hương vị thơm tho, tinh khiết, thanh tao, còn nổi tiếng ở tác dụng bồi bổ sức khỏe, điều hòa khí huyết, mỗi món ăn phải là một vị thuốc. Các món sơn hào hải vị chúng ta thường nghe đến nhất là gà chín cựa, cá anh vũ, sâm cầm, tôm hùm chiên hoàng bào, gà ác tần sen… Cũng có một bài ca dao Nam Ai của xứ Huế còn lưu truyền từ đời xưa, có liệt kê hơn 30 món ngự thiện “nem công, thấu thỏ, xôi vò, nham bò, trứng gà lộn, khum lệt, xào lươn, chiên cua gạch, hầm câu, cao lầu, kho tàu, thịt quay, dưa giá…” Có những món ăn kể trên mà tên nghe rất quen thuộc như nem công, xôi vò, lươn xào, thịt kho tàu, cao lầu… nhưng có những muốn rất lạ lẫm, nghe thì không thể tưởng tượng được món ăn đúng không?
Có thể nói ẩm thực cung đình Huế là đỉnh cao của nghệ thuật ăn uống Việt Nam bởi nó luôn biểu hiện sự tinh túy, cầu kì, trang nhã và thanh cao, đầy sức cuốn hút. Nhà văn Nguyễn Tuân từng nhận xét, người Huế ăn bằng mắt, bằng mũi trước khi ăn bằng miệng. Những loại rau dưa, củ quả được cắt tỉa tinh vi thành những hình thù sống động, kèm theo tên gọi mỹ miều.
Tôm chiên hoàng bào là một trong số những món ăn nổi tiếng trong ẩm thực cung đình Huế, còn được lưu truyền đến ngày nay. Sở dĩ có cái tên đó, là bởi vì lớp vỏ ngoài của tôm được chiên giòn, mang màu vàng ruộm bắt mắt như tấm hoàng bào của Vua chúa. Tôm được lựa chọn là những con tôm sú, tôm thịt thật lớn, tươi, chắc. Tôm được cắt bớt râu, chân, ướp với gia vị chừng 10 phút cho ngấm. Sau đó sẽ được lăn qua bột mỳ rồi nhúng qua trứng gà, lăn qua cơm dừa cho đều rồi cuối cùng mới bỏ vào chiên trong chảo dầu sôi. Món tôm chiên hoàng bào hấp dẫn không chỉ bởi hình thức với cách trang trí, bày biện cầu kỳ mà quan trọng hơn mà mùi vị tinh tế bên trong. Thịt tôm chắc, ăn vào miệng có cảm giác dai dai, thơm thơm mùi cơm dừa trộn với tiêu, lại ngậy ngậy vị trứng gà.
So với những món ăn cung đình được chế biến một cách cầu kỳ khác thì tôm chiên hoàng bào có lẽ được lưu truyền dân gian đến tận ngày nay có lẽ cũng bởi cách chế biến đơn giản, nguyên liệu gần gũi, dễ tìm của nó. Ngày nay, tôm chiên hoàng bào được phục vụ nhiều trong các tiệc cưới linh đình, nơi nhà hàng sang trọng hay những bữa tiệc tái hiện ẩm thực cung đình một thời.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vợ Xuân Bắc sinh năm bao nhiêu, quê ở đâu?
Tại sao Củng Lợi cuối cùng chọn cưới một người Pháp 70 tuổi và trở thành vợ thứ tư của ông ta? Cô muốn gì?
Vì thất tình mà nhận đóng 'phim cấp ba', nổi tiếng xong quay ra hối hận, hiện tại nắm trong tay hơn 355 tỷ nhưng vẫn lẻ bóng
Cô 21 tuổi nổi tiếng toàn quốc, 43 tuổi có khối tài sản lên đến hơn 355 tỷ đồng, từng để Lưu Hiểu Khánh làm vai phụ, hiện tại ra sao?
Không có filter Triệu Lệ Dĩnh mặt đầy mụn, Ân Đào nhìn không đành lòng, thăng trầm cuộc đời của Dương Mịch cũng không che đậy được
Hồng Ánh lên chức "bà ngoại xinh đẹp", Ngọc Lan tức vì vai mình bị vai của Quỳnh Lương thao túng