Văn hóa

Triển Lãm Cá Nhân Của Phạm Huy Thông

Các cụ ta có câu Giàu hai con mắt, khó hai bàn tay . Bàn tay lao động mang lại cuộc sống ấm no, nhưng bàn tay cũng có một tâm hồn, được thể hiện sinh động qua những bức vẽ của họa sỹ.

 


Triển lãm vừa qua được thực hiện tại Singapore vào tháng 1, Phạm Huy Thông tiếp tục loạt tác phẩm mới nhất với chủ đề 'Hands' (Đôi Tay) nhằm lên án về chủ nghĩa dân tộc, sức mạnh và  đồng tiền trên toàn cầu. Là người địa phương Hà Nội và là con trai của nhà báo, họa sĩ này đã hăng say mở rộng nhận thức của mình về các vấn đề cấp thiết của xã hội hiện tại và phạm vi kinh tế đương thời ở Việt Nam.
 
Triển lãm này sẽ kéo dài từ 18 tháng 10 đến 11 tháng 11 năm 2012. 
 
doanh-nghiep-hoi-nhap-sukienhay
 
 

Kết thúc bộ tranh Đồng Bào vào cuối năm 2010, tôi khởi động ngay Hands Series hay gọi tiếng Việt là bộ tranh Tay. Nếu như bộ Đồng Bào dựa trên xương sống là sự biến tấu từ truyền thuyết Âu Cơ đẻ ra trăm trứng để đề cập tới các vấn đề của người Việt, thì bộ tranh Tay lại đặt tham vọng sử dụng một mô típ tạo hình đặc thù để nhắc tới con người (loài người) ở góc nhìn rộng hơn. Tôi muốn xóa bỏ nhân diện cá nhân của các nhân vật, chỉ đề cập họ như là một phần của đám đông (hoặc xã hội), cá tính của họ bị làm mờ và được thay bằng những tính cách chung của con người.
 
Những nhân vật trong bộ tranh này đều không có đầu, mặt; thay vào đó là những bàn tay với đủ các dáng điệu. Tôi chọn tay để lắp vào những cái cổ không đầu bởi tay là bộ phận cơ thể rất đặc thù chỉ có ở loài người, tay có khả năng rất linh hoạt để biểu hiện thái độ (vui, buồn, tức giận..) và thể hiện biểu tượng (biểu tượng chiến thắng, đồng ý, chửi thề…). Như vậy mỗi nhân vật trong tranh tôi, dù trông bí ẩn hay tinh quái, không chỉ đại diện cho cá nhân mà còn có thể đại diện cho nhóm người, cho một nhóm lợi ích hoặc cho một cộng đồng và lối ứng xử cộng đồng.
 
Cũng phải nói thêm rằng, các bộ tranh của tôi được sáng tác gối lên nhau. Tức là khi đang làm việc với một bộ tranh này, lại xuất hiện ý tưởng và nhu cầu về một bộ tranh khác. Bộ tranh Tay đã hình thành và được phác thảo kỹ lưỡng từ nửa đầu 2010.
 
 
doanh-nghiep-hoi-nhap-sukienhay
 

“Money in Hand” (tạm dịch Tiền Trong Tay), sơn dầu, khổ 122x122cm. Đây là bức tranh đầu tiên trong bộ “Tay”. Tranh được vẽ tại khu cư trú nghệ thuật Rimbun Dahan (Malaysia) cùng với 5 bức khác. Trong các bức tranh trước đây tôi đã áp dụng kỹ thuật đắp nổi chữ. Bắt đầu từ bộ “Tay”, tôi thử đắp nổi cả các nét vẽ, giống như nét vẽ chì hình họa hoặc đánh bóng trong truyện tranh.
 
 
doanh-nghiep-hoi-nhap-sukienhay
 

“Tiền ơi về đâu” (“Money-go-round”), 2011, sơn dầu, 160x140cm. Đây cũng là tác phẩm tôi thích nhất trong số những tranh vẽ ở Malaysia. Tựa đề bức tranh được đặt dưới sự gợi ý của giám tuyển Anum Noor, dựa trên cụm từ “merry-go-round” vốn dùng để chỉ vòng quay ngựa gỗ. Tôi cũng muốn giải thích về ý nghĩa tác phẩm lắm, nhưng lần trước làm thế rồi bị chê là không tin vào trình của khán giả nên giờ đành thôi.


 
Sống xa tổ quốc, hàng ngày vào mạng đọc tin tức, thấy Trung Quốc o ép Việt Nam nhiều chuyện, nhất là quanh vấn đề biển Đông, lại thấy các nhân sĩ trí thức đi biểu tình đầy nhiệt huyết, tôi chuyển hướng bộ tranh “Tay” sang một đề tài mới: tranh chấp biển đảo ở Biển Đông nói riêng và châu Á nói chung.
 

“Biển Nặng”, 2011, sơn dầu, 140x160cm. Tính đến thời điểm này, nhiều nghệ sĩ Việt Nam đã bước đầu đề cập đến vấn đề Biển Đông trong các sáng tác của mình. Mỗi người tiếp cận đề tài và triển khai tác phẩm theo một cách khác nhau. Tôi tiếp cận với đề tài biển Đông theo cách nhìn vào số phận của những con người nhỏ bé trước vòng xoáy của lịch sử. Tôi thấy, sau tất cả những bể dâu, với những người chiến thắng được ngợi ca và những kẻ chiến bại bị sỉ nhục, thì số phận của những người dân bé nhỏ vẫn là đáng để nghệ sĩ quan tâm hơn cả.
 

Bích Hường (Theo Sukienhay.com)
 
 
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo