Trước đó, một số nền văn minh cổ xưa có những giai thoại, truyền thuyết ly kỳ về hiện tượng thiên văn kỳ thú này và nhận được sự quan tâm lớn của công chúng.
Hiện tượng nguyệt thực toàn phần đã được người xưa nhắc đến trong nhiều truyền thuyết, giai thoại dân gian.
Thông qua các câu chuyên này, người xưa đã có những cách lý giải khác nhau về nguyệt thực .
Cụ thể, bộ lạc Luiseño ở nam California, Mỹ lưu truyền những câu chuyện ly kỳ về nguyệt thực.
Theo họ, nguyệt thực là dấu hiệu cho thấy Mặt trăng bị ốm. Do đó, để Mặt trăng khỏe lại thì các thành viên trong bộ lạc sẽ tập trung cùng nhau ca hát hoặc cầu nguyện.
Đối với người Trung Quốc thời xưa, hiện tượng nguyệt thực xảy ra chính là lúc ma quỷ xuất hiện và ăn Mặt Trăng.
Hiện tượng thiên văn này còn được cho là điềm báo về nạn đói và dịch bệnh khủng khiếp sắp xảy ra. Do vậy, để đuổi quỷ dữ ăn mất Mặt trăng, người Trung Quốc thời xưa sẽ hò hét, đánh trống, tạo ra những tiếng động thật lớn nhằm khiến chúng hoảng sợ và bỏ đi. Trong khi đó, người Nhật Bản thời xưa cho rằng, nguyệt thực xảy ra là lúc ánh sáng khiến con người bị nhiễm độc, sắp xảy ra động đất... Chính vì vậy, người Nhật Bản đã xây dựng một số nơi trú ẩn an toàn hay ở trong nhà trong suốt thời gian xảy ra hiện tượng nguyệt thực.
Nên đọc
Theo Kiến thức