Tục ăn Tết Nào Pê Chầu của người Mông ở Điện Biên
Người Mông tổ chức Tết Nào Pê Chầu để thể hiện lòng biết ơn với tổ tiên, trời đất đã che chở, phù hộ cho bà con thôn bản có một mùa màng bội thu, gia đình được mạnh khỏe, bình an và cầu mong những điều tốt đẹp hơn trong năm mới.
Nào Pê Chầu thường diễn ra trong 3 ngày. Từ tối ngày 29, các gia đình người Mông bắt đầu ngâm gạo nếp để đến sáng sớm ngày 30 sẽ giã bánh dày. Đây là loại bánh không thể thiếu trong mâm cúng nhân dịp Tết của người Mông. Sau khi bánh dày vừa được giã nhuyễn, người ta nặn một cái đầu tiên để cúng cùng với mâm cúng tất niên, sau đó nặn một cái to nhất vừa đầy cái mẹt để mồng 3 Tết cúng mời tổ tiên.
Tết Nào Pê Chầu của người Mông được diễn với nhiều nghi lễ, gồm: Lễ quét bồ hóng, Lễ cúng Xử Ka, Lễ cúng tất niên, Lễ lấy nước lộc năm mới và Lễ hạ mâm. Đầu tiên Chủ lễ sẽ thực hiện nghi thức quét bồ hóng tượng trưng bằng những cành cây. Đây là nghi thức đầu tiên trong chuỗi các nghi lễ để đón mừng thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới. Người Mông quan niệm rằng, quét bồ hóng (quét dọn nhà cửa) là quét đi những điều xấu xa, rủi ro, bệnh tật trong năm cũ; đồng thời cầu mong năm mới sẽ gặp nhiều may mắn, nhiều tiền lộc, của cải, gia đình khỏe mạnh và hạnh phúc.
Nghi lễ được tiếp tục bằng việc dâng cúng tại bàn thờ Xử, Ka, Lò, De. Với người Mông, Xử, Ka, Lò, De được coi là 4 vị thần quan trọng nhất mà bất kỳ gia đình nào cũng phải thờ, dù sinh sống ở đâu nếu không thờ cúng Xử Ka Lò De thì không phải người Mông. Vì vậy, mỗi dịp Tết đến các gia đình thường dán lại giấy tại bàn thờ Xử Ka Lò De để cầu mong năm mới gia đình sẽ được các vị thần che chở, phù hộ.
Chủ lễ cầm một con gà trống để cầu khấn và tung quẻ âm dương bằng sừng trâu chẻ làm đôi để biết xem các vị thần đã đồng ý nhận đồ dâng lễ chưa. Chủ lễ tung vài lần, đến khi cả 2 bên đều úp thì thày chủ lễ mới tiếp tục hành lễ. Theo quan niệm, đó là khi đó các thần đã đồng ý và nhận đồ lễ.
Tiếp theo, gà trống được mang ra mổ, ông chủ lễ lấy 1 ít lông gà dán lên mảnh giấy mới trên bàn thờ Xử Ka. Sau đó, gà được luộc chín bày lên mâm cùng 2 chén rượu, 1 đôi đũa dâng lên mời Xử Ka Lò De về nhận thành quả, phù hộ cho con cháu khỏe mạnh, trông giữ nhà cửa không để tránh ma tà và những điều xấu xa trong năm mới. Trong lúc chủ nhà khấn Xử Ka Lò De, các thành viên trong đoàn nghệ nhân với vai con, cháu trong gia đình, mang dụng cụ lao động, vât dụng trong gia đình để cạnh bàn thờ và dán tiền âm phủ lên để thể hiện sự biết ơn tới các vật dụng đã gắn bó với gia đình trong suốt một năm lao động sản xuất.
Lễ cúng mời tổ tiên diễn ra vào buổi tối ngày 30 Tết được tiếp tục tiến hành để giới thiệu với du khách với nhiều nghi lễ để dâng đồ cúng các loại ma, các vị thần. Trên bàn gỗ được kê giữa nhà, bày bánh dày, rượu, thịt, cơm và canh. Sau đó, chủ nhà sẽ thắp hương cho bàn thờ Xử Ka, ma cửa, ma cột, ma nhà, ma bếp và khấn mời đồ lễ theo thứ tự từng món một. Đây là nghi thức để nhớ về cội nguồn, nhớ về những người đã khuất. Mong tổ tiên, ông bà phù hộ cho gia đình luôn được khỏe mạnh, không ốm đau bệnh tật, công việc lao động sản xuất gặp nhiều thuận lợi, rủi ro qua đi để mang những điều may mắn tới.
Thày chủ lễ tiếp tục thực hiện nghi thức của sớm ngày mồng 1 Tết- đi lấy nước đầu năm với việc mang theo 3 thẻ hương, một tập giấy dó (tiền âm phủ). Thông thường, đó là đến nguồn nước để lấy nước lộc. Ông thắp hương và đốt tiền âm phủ khấn cầu xin tiền lộc và xin lấy nước lộc về nhà.
Khi chủ nhà lấy nước lộc về nhà, đồng bào tiến hành cân nước. Ông chủ lễ rót đầy nước lộc và nước năm cũ vào 2 cái bát bằng nhau và bắt đầu cân từng bát một. Đồng bào Mông quan niệm rằng, nếu như bát nước lộc nặng hơn thì năm mới sẽ có nhiều mưa gió hơn năm cũ, nếu nhẹ hơn thì thời tiết sẽ hạn hán, thiếu nước so với năm cũ. Từ đó, sau khi cân nước, đồng bào sẽ chuẩn bị những giải pháp để phòng chống lại với những thiên tai không mong muốn trong năm mới.
Lễ hạ mâm (lễ mời tổ tiên ăn bánh dày và tiễn tổ tiên ra về) là nghi thức cuối cùng diễn ra vào chiều ngày mồng 3 Tết được ông chủ lễ thực hiện, kết thúc phần lễ. Chiếc bánh dày to nhất được đồng bào Mông chuẩn bị trước, được mang ra để cũng mời và đưa tiễn tổ tiên. Theo quan niệm của người Mông, chiếc bánh dày này tượng trưng cho mặt trăng, mặt trời và vũ trụ. Là nguồn gốc sinh ra con người và muôn loài vật trên trái đất nên khi mời tổ tiên ăn bánh dày là để tạ ơn và tiễn đưa tổ tiên trở về thế giới bên kia. Chủ nhà dâng mâm lễ và đốt tiền âm phủ dâng biếu tổ tiên, các vị thần.
Chiếc bánh dày được dùng trong lễ hạ mâm chỉ những người phụ nữ hoặc những người khác dòng họ mới được ăn. Những người đàn ông trong gia đình không được ăn chiếc bánh dày đó, vì người ta quan niệm rằng nếu những người đàn ông trong gia đình mà ăn thì tổ tiên sẽ không có phương tiện để trở về.
Trong ngày Tết này, Mông cũng có những điều kiên kỵ với mong muốn những may mắn sẽ đến, những rủi ro sẽ qua như: Kiêng đổ nước xuống nền nhà để tránh nước lớn cản trở khi đang làm nương rãy; Kiêng quét nhà mang ra ngoài đổ trong 3 ngày đầu năm mới để tránh đổ đi những điều may mắn; Kiêng không ăn rau vì rau thể hiện cho sự nghèo khó, thiếu ăn và cũng là để tránh nhiều cỏ dại mọc trên nương rẫy; Kiêng không ngủ trưa vì nếu ngủ trưa thì cả năm đó sẽ lười biếng; Kiêng cãi vã, gây sự để tránh những ảnh hưởng không tốt đến mối quan hệ gia đình.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tỷ phú Mỹ tuyên bố quay lưng với Đàm Vĩnh Hưng vì vụ kiện 'mất vài ngón chân', Mr.Đàm tỏ thái độ lạ
Thanh Thuỷ vừa đăng quang Hoa hậu Quốc tế đã lộ giấy đăng ký kết hôn?
Lưu Gia Linh hoàn toàn sụp đổ, hình ảnh vụ bắt cóc năm xưa bị rò rỉ, hé lộ sự thật việc không có con sau gần 20 năm kết hôn với Lương Triều Vỹ
Ngọc Trinh diện bikini, không ngại để lộ dấu vết 'phạm tội'
Gia thế và nhan sắc bạn gái kém 37 tuổi vừa sinh con cho diễn viên Quang Minh
Sốc với cảnh Kim Nhã hôn cả nam và nữ, sự thật sau tin đồn yêu đồng giới ra sao?