Tục lệ cúng Thổ công của đồng bào người dân tộc Tày, Nùng
Tục thờ cúng Thổ công là nét sinh hoạt tín ngưỡng của người Tày, Nùng.
Thổ công là vị thần đất cai quản mảnh đất mà dân bản sinh sống.
Khi đến một khu đất mới để lập bản, việc trước tiên của đồng bào Nùng là lập Miếu thờ Thổ công.
Việc thờ cúng Thổ công còn mang ý nghĩa tưởng nhớ những người đầu tiên đã có công khai làng, lập bản.
Thổ công là một căn miếu nhỏ, thường được đặt ở đầu hoặc cuối làng, thôn, bản, dưới gốc cây lớn, cây cổ thụ.
Mảnh đất thiêng làm miếu thờ Thổ công được thầy địa lý xem xét, thầy cúng làm lễ và cả làng nhất trí lựa chọn.
Nơi được chọn làm miếu thờ Thổ công phải là nơi vắng vẻ, yên tĩnh, miếu thờ to hay nhỏ là do ý nguyện của dân trong bản.
Những gia đình sống cùng xóm, thôn, bản… thường xây dựng chung một miếu thờ Thổ công.
Ngày mùng 2 Tết, nam giới trong gia đình sẽ ra miếu thờ Thổ công cúng, cầu cho một năm mới yên ấm, an lành và mùa vụ bội thu.
Lễ vật không thiếu là con gà sống thiến, đôi bánh chưng, mâm bánh khảo, rượu, gạo nếp trắng, bánh kẹo...Trong các lễ vật, con gà cúng của dòng họ nào béo, vàng thịt, đẹp mắt nhất thì được cho là sẽ làm ăn tấn tới.
Hầu hết người dân dù là dân tộc gì đều có tín ngưỡng đi lễ Thổ công vào ngày mùng 2 Tết với mong muốn một năm mới an khang, vạn sự như ý.
Với đồng bào đây không chỉ là một buổi lễ sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng đơn thuần, mà ẩn chứa trong đó là sự đoàn kết, gắn bó keo sơn cộng đồng nơi cư trú.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thân thế khủng của cô gái Việt Nam trong bức ảnh hiếm chụp cùng Tổng thống Donald Trump
Người đàn ông đẹp trai nhất thế giới 2024 là ai?
Nam diễn viên bị kết tội mua dâm vẫn ngang nhiên làm 1 việc này khiến khán giả không khỏi phẫn nộ
8 bộ phim đặc biệt được lựa chọn tham gia “Chợ dự án Haniff 2024”
Cô gái ngồi xe lăn giành giải Nhất cuộc thi viết kịch bản
Trương Bá Chi luôn muốn xóa đi 2 bức ảnh này và không muốn để Tạ Đình Phong nhìn thấy, chúng là minh chứng của cuộc sống sau khi ly hôn