Tục “ngủ duông” - nét đẹp trong hôn nhân của người Cơ Tu
Cứ vào khoảng tháng 9, 10 hằng năm, khi lúa đã được thu hoạch đưa vào kho, cùng lúc trên khắp các bản làng Cơ Tu, từ vùng cao, vùng trung và vùng thấp tưng bừng tổ chức lễ ăn mừng lúa mới và cũng dịp để con trai, con gái Cơ Tu có thể bắt đầu đi “ngủ duông”.
Con trai và con gái Cơ Tu bắt đầu “ngủ duông” ở lứa tuổi mới lớn, khoảng từ 13 đến 14 tuổi. Theo phong tục cổ truyền, để được “ngủ duông” với cô gái, người con trai phải mang đồ lễ cho cha mẹ cô gái nào là hạt cườm, vòng mã não, vòng đeo cổ... Có trường hợp, cô gái không thích “ngủ duông” với người con trai nhưng cha mẹ cô gái đã nhận đồ lễ vật của nhà trai thì cô gái vẫn phải “ngủ duông” với con trai đó.
Người con trai đến “ngủ duông” với con gái chỉ được phép tâm sự và hôn vào môi hoặc có thể sờ vào “bầu sữa” của cô gái, ngoài ra không được làm gì khác.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, trong cộng đồng người Cơ Tu có cả thảy hơn 23 dòng họ như: Alăng, Arất, Rơrâm, Bh’nướch, Avô, Pơloong, Ating, Pơling, Pugol, Tơngôn, Bh'ríu... Mỗi dòng họ đều có nguồn gốc, kèm theo sự tích dân gian gắn liền hệ động thực vật, sông, suối... kèm theo những kiêng cữ nhất định. Mặc dù có nhiều dòng họ như vậy nhưng luật tục Cơ Tu cũng có những quy định về mặt hôn nhân.
Trong những công việc nương rẫy, hay đi chơi ở nhà bạn bè, người thân hay vào dịp Tết đến xuân về hoặc trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng như: Lễ ăn mừng được mùa, lễ ăn mừng nhà Gươl, lễ ăn mừng lúa mới, lễ hội Pơ Ngoót (lễ ăn thề kết nghĩa anh em giữa hai làng người Cơ Tu với nhau)..., nam nữ Cơ Tu tìm đến nhau lựa chọn cho mình một người hợp lòng, ưng ý. Và để làm được việc này, người con trai làm nhà “ngủ duông”.
Nhà “ngủ duông” được làm ở nương rẫy hoặc ở bìa rừng, gọi là nhà nhưng thực chất đây là một chòi được làm bằng các vật liệu tạm bằng cây lá và nhà này đều được cả làng đều biết. Chính vì chỉ ngủ và tâm sự thôi nên người con trai có thể “ngủ duông” với cô gái trong 5 tối, 10 tối hoặc cả tháng thậm chí hơn nữa, và có thể “ngủ duông” với nhiều người con gái. Già làng Cơ Tu Bh'ríu P'râm cho biết, chính già cũng đi “ngủ duông” khi mới 13 tuổi, và “ngủ duông” suốt từ đó cho đến khi lấy vợ.
Già Bh'ríu P'râm cho biết thêm: Tuy đôi nam nữ có quyền tự do tìm hiểu nhưng luật tục Cơ Tu cũng quy định rất rõ và rất nghiêm khắc xử lý những trường hợp quan hệ tình dục bừa bãi hoặc có thai trước khi cưới. Nếu trường hợp này xảy ra, tùy ở mức độ vi phạm, thường thì chàng trai bị phạt rất nặng, có thể đuổi ra khỏi làng hoặc làng bắt người con trai đó phải giết heo có khi là trâu, bò mang từng phần đến từng gia đình trong làng để tự thú tội và chia cho cả làng cùng ăn, đôi khi phải đền bù cho nhà gái nào là ché, chiêng, đồ trang sức quý... hoặc phải chịu nợ truyền kiếp từ đời này sang đời khác và đôi khi bị cộng đồng ruồng bỏ, không tiếp xúc.
Sự phạt nặng này từ xa xưa đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người cho nên nam nữ Cơ Tu khi tiếp xúc, quan hệ tình cảm với nhau đều luôn có ý thức giữ gìn, tôn trọng đạo đức. Ngày xưa mọi người đều ủng hộ “ngủ duông”, nhà nào có con gái thì nhà đó có tiền, đến ngủ với cô gái phải mất tiền.
Giữa trăng thanh, gió mát, giữa điệu nhạc du dương của đại ngàn Trường Sơn, giữa tiếng suối róc rách, giữa đêm khuya thanh vắng... mà các cặp trai gái Cơ Tu “ngủ duông” vẫn giữ cho mình sự trong trắng tinh khiết, nhiều người cho đó là chuyện cổ tích. Ngay chúng tôi khi thực hiện bài viết này cũng nghi ngờ về điều đó. Nhưng chỉ đến khi được già làng Cơ Tu Bh'ríu P'râm và nghe các già làng giải thích, mới thấy đấy chính là sự thật.
Người Cơ Tu từ xưa và cho đến hiện nay luôn có nền nếp trong việc giáo dục và dạy bảo con cái. Người con trai Cơ Tu đến tuổi trưởng thành, không ai là không biết lên rừng săn bắn, xuống suối bắt cá, bàn tay biết đan gùi, đan giỏ... Những cô gái Cơ Tu đến tuổi lấy chồng phải biết nấu ăn, dệt thổ cẩm, biết hát những bài dân ca truyền thống của người Cơ Tu...
Tục “ngủ duông” là sự hội tụ của những nét đẹp văn hóa đặc sắc còn bảo lưu nhiều yếu tố truyền thống trong nghi thức đám cưới truyền thống của người Cơ Tu. Yếu tố này vừa phản ánh đặc điểm tộc người vừa có nghĩa giáo dục cộng đồng trong lĩnh vực hôn nhân được họ giữ gìn trân trọng từ bao đời. Tuy nhiên, tục “ngủ duông” bây giờ chỉ còn trong tâm thức của những già làng dân tộc Cơ Tu ở vùng rừng núi phía tây tỉnh Quảng Nam thanh niên Cơ Tu hiện nay rất ít người biết đến luật tục này.
Già làng Bh'ríu P'râm giải thích: Những người biết luật tục này đến nay không còn nhiều nữa, và cũng không dễ để có thể khôi phục lại và giữ được nét đẹp truyền thống của tục “ngủ duông” như ngày xưa. Dù tục “ngủ duông” không còn tồn tại trong xã hội ngày nay, nhưng ý nghĩa của nó vẫn nguyên giá trị đối với đời sống hôn nhân của đồng bào dân tộc Cơ Tu hiện nay.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vợ Xuân Bắc sinh năm bao nhiêu, quê ở đâu?
Tại sao Củng Lợi cuối cùng chọn cưới một người Pháp 70 tuổi và trở thành vợ thứ tư của ông ta? Cô muốn gì?
Vì thất tình mà nhận đóng 'phim cấp ba', nổi tiếng xong quay ra hối hận, hiện tại nắm trong tay hơn 355 tỷ nhưng vẫn lẻ bóng
Cô 21 tuổi nổi tiếng toàn quốc, 43 tuổi có khối tài sản lên đến hơn 355 tỷ đồng, từng để Lưu Hiểu Khánh làm vai phụ, hiện tại ra sao?
Không có filter Triệu Lệ Dĩnh mặt đầy mụn, Ân Đào nhìn không đành lòng, thăng trầm cuộc đời của Dương Mịch cũng không che đậy được
Sao nữ 'Cổng mặt trời' có cuộc sống thế nào sau khi chia tay chồng đạo diễn nổi tiếng?